Nhìn nhận yếu kém trong phát triển văn hóa

Nhìn nhận yếu kém trong phát triển văn hóa
TP - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự và chỉ đạo Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 khóa 8, đề nghị “nghiêm túc nhìn nhận những yếu kém của sự nghiệp phát triển văn hóa thời gian qua”.

> Ông bí thư cứu hai di sản văn hóa thế giới

Giá trị văn hóa được lan tỏa

Bộ VHTT&DL tổ chức Hội nghị đánh giá 15 năm thực hiện NQ T.Ư 5 về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” ngày 8/8.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu: “Chủ trương của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa được lan tỏa rộng sâu rộng trong đời sống xã hội. Nguồn lực văn hóa, mà trước hết là nguồn lực con người ngày càng được phát huy, phát triển toàn diện. Quan hệ hợp tác quốc tế về văn hóa được mở rộng và phát huy sức mạnh. Nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa đạt nhiều kết quả quan trọng, đóng góp xứng đáng vào thành tựu to lớn của đất nước”.

Đại diện Bộ đánh giá: Con người Việt Nam những năm qua có nhiều thay đổi tích cực về tư tưởng, đạo đức. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” mang lại hiệu quả nhất định. Sáng tác và hoạt động VHNT nỗ lực phản ánh chân thật cuộc sống. Nhận thức của lãnh đạo các cấp, nhân dân có chuyển biến trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.

Hạn chế lớn nhất là xuống cấp đạo đức

 “Những yếu kém nhiều mặt không chỉ hạn chế sự phát triển kinh tế - xã hội mà còn làm xấu hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam. Theo tôi đây là một nguy cơ, thậm chí là nguy cơ của mọi nguy cơ, với bối cảnh chúng ta phải xây dựng và phát triển đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế sâu rộng”  

                                                                Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Trong 18 ý kiến, không hiếm đại biểu như GS Lưu Trần Tiêu, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, điều không thành công nhất trong quá trình thực hiện Nghị quyết chính là vấn đề xây dựng con người. Báo cáo của Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn cũng nêu: “Hạn chế lớn nhất trong xây dựng con người là sự suy thoái về tư tưởng, xuống cấp về đạo đức, tha hóa về lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, gây bức xúc trong nhân dân, ảnh hưởng đến niềm tin của người dân với Đảng, Nhà nước và chế độ”.

GS Thuyết nói: “Nghị quyết của Đảng muốn xây dựng con người Việt Nam “có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc” nhưng yêu nước bây giờ được hiểu theo những nghĩa rất khác nhau. Hiện tượng thanh niên phổ biến cho nhau trên mạng những chiêu trò để trốn nghĩa vụ quân sự thể thiện sự phai nhạt tình cảm yêu nước.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, nhận thức và trách nhiệm của hệ thống chính trị và trong nhân dân về văn hóa và xây dựng nền văn hóa theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 5 chưa sâu sắc. Quản lý nhà nước về văn hóa còn nhiều yếu kém. Hệ thống văn bản pháp quy chưa đáp ứng được sự năng động của nền kinh tế thị trường. Quản lý VHNT nhiều lúng túng, chưa có nhiều tác phẩm xứng tầm. Hoạt động trùng tu tôn tạo di sản nhiều hạn chế. Bệnh thành tích và hình thức trong các hoạt động văn hóa ngày càng lan rộng.

Cần nghị quyết mới về văn hóa?

Một số ý kiến cho rằng, chúng ta chưa thực hiện được bao nhiêu nhiệm vụ mà Nghị quyết T.Ư 5 đặt ra. Vì vậy, thời gian tới không nhất thiết phải xây dựng nghị quyết mới về văn hóa.

Trái lại, nhiều đại biểu lại đề xuất nên có nghị quyết mới về văn hóa: Nghị quyết T.Ư 5 ra đời trong hoàn cảnh kinh tế chưa bước vào thời kỳ kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. PGS.TS Lê Ngọc Tòng cho rằng, nên có nghị quyết mới để văn hóa không chỉ là nền tảng mà còn phát triển, trở thành một ngành kinh tế.

GS Ngô Đức Thịnh cũng đề xuất, trong xây dựng nghị quyết mới về văn hóa, ngoài bổ sung một số vấn đề thực tiễn, cần làm rõ khái niệm bản sắc-vốn là đề tài tranh cãi đã lâu trong giới học thuật. “Có quan điểm cho rằng nên xây dựng văn hóa hiện đại, giàu bản sắc hoặc xây dựng nền văn hóa dân tộc, hiện đại - thay vì nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc-nghe rất mơ hồ”, GS Thịnh nói.

Phát biểu tổng kết, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đồng thuận với đề xuất này. “Xuất phát từ thực tiễn và lý luận của công tác quản lý nhà nước về văn hóa, Bộ đề xuất Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư T.Ư Đảng khóa XI xây dựng và ban hành một Nghị quyết mới về văn hóa, vừa kế thừa và phát huy những giá trị lịch sử của Nghị quyết T.Ư 5 khóa 8, vừa bổ sung những lý luận mới, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn và xu thế của thời đại”.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.