Những ngộ nhận về hoa

Hoa súng khác hẳn hoa sen
Hoa súng khác hẳn hoa sen
TP - Báo TP số 177 có bài đề cử hoa mào gà của GS Vũ Khiêu và bài Nhược điểm của một số ứng viên, tức là một số loài hoa- theo đánh giá của Viện nghiên cứu rau quả. Tôi thấy có một số điều cần trao đổi lại:
Hoa súng khác hẳn hoa sen
Hoa súng khác hẳn hoa sen .

1. Ngộ nhận hoa mai của Việt Nam giống hoa mai của Trung Quốc

Hoa mai vàng của Việt Nam và hoa mai của Trung Quốc không có dây mơ rễ má gì với nhau. Hoa mai

Bạn chọn hoa nào làm quốc hoa?
  •   Hoa Sen
  •   Hoa Đào
  •   Hoa Mai
  •   Loài hoa khác
  •   Không cần quốc hoa
    

vàng của Việt Nam thuộc chi Ochna, hoa mai của Trung Quốc thuộc chi Prunus. Thậm chí chúng còn thuộc các họ khác nhau.

Hoa mai của Trung Quốc thực ra cùng loài với hoa mơ của Việt Nam. Quả mơ của Trung Quốc lại là quả hạnh- theo cách gọi trong tiếng Việt. Do vậy cần phải phân biệt cho rõ ràng mai-mơ và hạnh-mơ. Tất cả mai-mơ, hạnh-mơ đều không có liên quan gì tới mai vàng của Việt Nam.

Mai vàng của Việt Nam chính là kim liên của Trung Quốc. Kim liên này cũng không phải là thứ hoa sen làm bằng vàng trong gót sen, gót vàng. Do vậy hàng ngàn bài thơ vịnh hoa mai của Trung Quốc không phải là các bài thơ vịnh hoa mai vàng của Việt Nam.

2. Ngộ nhận hoa súng là hoa sen.

Hoa sen không phải là hoa súng. Đây là một ưu điểm phân loại hoa theo tên gọi thông tục của tiếng Việt, và trùng khớp với phân loại pháp danh khoa học.

Ngôn ngữ Trung Quốc không phân biệt được hoa sen và hoa súng. Hà, liên, phù dung là các tên gọi chung tất tuốt cho cả hoa sen lẫn hoa súng. Do vậy những bài thơ về liên hoa, hà hoa, phù dung của Trung Quốc không thể xác định được là viết về hoa sen hay hoa súng.

Quốc hoa của Sri Lanka là hoa súng (Nymphaea nouchali), không phải hoa sen (Nelumbo nucifera).

3. Ngộ nhận hoa gạo ít có giá trị thẩm mỹ.

Nói hoa gạo ít có giá trị thẩm mỹ là xúc phạm đồng bào Tây Nguyên. Hoa gạo chính là hoa pơ- lang ở Tây Nguyên. Các trường ca Tây Nguyên hay ví vẻ đẹp của người con gái với hoa pơ lang. Chỉ có trong tâm thức Việt, cây gạo mới có hình ảnh hướng về ma quái.

MỚI - NÓNG