Nối thêm chuyện chim ưng Mỹ bị xiềng: Câu hỏi còn bỏ ngỏ

Cha con cựu trung tá Pen Purcen (bìa phải) Ảnh: Xuân Ba
Cha con cựu trung tá Pen Purcen (bìa phải) Ảnh: Xuân Ba
TP - Như tâm trạng tiếc nuối vì chưa có dịp coi cuốn Chim ưng bị xiềng của E. Alvarez. Từ bấy đến giờ tôi cũng chưa có cái duyên  may được tiếp cận bộ phim  của đạo diễn Punman Việt Nam Tết hòa giải… 

Lần ấy qua chuyện trò với đạo diễn Punman, tôi biết thêm, được sự ủng hộ của Chính phủ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, lý ra bộ phim phải được thực hiện từ năm 1992 nhưng có nhiều nguyên nhân khiến công việc trục trặc, mà trong đó có lý do quan trọng là lý do tài chính để “ Việt Nam Tết hòa giải” sớm hoàn thành.  Như ông cho hay, bộ phim được coi là cú hích và gần như là một sức ép để chính phủ Mỹ mau chóng bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam.

 Chắc phim sẽ khá bắt mắt người coi. Cứ xem sự chuẩn bị và cung cách thực hiện, trong êkip làm phim  của mình, ông chọn hầu hết những nhân vật không phải là vô danh tiểu tốt ở Mỹ.

 Một số cựu tù binh phi công, Punman cho đưa thẳng từ Nội Bài, khi mới đặt chân tới Việt Nam về thẳng Hỏa Lò. Dường như để tăng hiệu ứng cảm nhận của nhân vật trong phim lẫn người coi? Ngoài E. Alvarez đến trước vài ngày, còn có Thoressnecs, Thượng nghị sĩ tiểu bang Washington, thiếu tá từng bị giam ở Hỏa Lò.  Pen Purcen vốn là trung tá cũng ở Hỏa Lò ba năm, một nhân vật có thế lực trong giới kinh doanh Mỹ. Khi đoàn dừng chân ở Bangkok, Ben Purcen được Thái tử Thái Lan mời cơm thân mật.

 Tôi tò mò dõi theo các cảnh quay cựu phi công kể lại sinh hoạt trong tù. Dường như không mấy những khác biệt trong lời kể của họ trong thời gian và điều kiện bị giam giữ so với những thông tin mà cánh viết chúng tôi có được qua vài tài liệu hiếm hoi. Miền Bắc Việt Nam oằn mình tơi tả trong đạn bom chiến tranh phá hoại. Nhiều vùng dân phải đứt bữa, thiếu đói, hàng hóa hầu hết đều phải phân phối. Thế mà mình vẫn áp dụng chính sách nhân đạo, tạo những điều kiện tốt nhất cho cuộc sống của những phi công Mỹ. Họ được chăm sóc với một chế độ đặc biệt, thậm chí còn cao hơn so với cán bộ, chiến sỹ.

 Xin được biên ra đây. Phi công Mỹ được hưởng tiêu chuẩn ăn 1,6 đồng/ngày trong khi tiêu chuẩn ăn áp dụng cho các cán bộ, chiến sỹ là 0,68 đồng/ngày. Buổi sáng, họ thường được ăn bánh mỳ với sữa hoặc đường (những thứ hàng xa xỉ mà thời ấy, những người Việt Nam bình thường chỉ khi ốm đau mới được bồi dưỡng). Bữa trưa và chiều, suất ăn của họ là bánh mỳ kẹp trứng rán và một bát súp thịt hầm với khoai tây hoặc rau các loại. Những người nghiện thuốc lá, mỗi ngày được phát ba điếu Tam Đảo bao bạc (loại thuốc lá quý hiếm do miền Bắc sản xuất hồi đó). Trong trại giam, phi công Mỹ thường xuyên được tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí. Hằng ngày, họ được ra sân chơi bóng chuyền, bóng rổ, đọc sách báo, được nghe tin tức qua đài phát thanh mà trại tiếp âm hoặc chọn những phi công có giọng đọc tốt để đọc cho mọi người cùng nghe.

Việc chăm sóc sức khỏe cho phi công Mỹ được đảm bảo. Ngoài việc được cứu chữa vết thương do nhảy dù sau khi máy bay bị rơi, các bác sỹ ở Quân y viện 108, 103 và 354 đến khám và chữa bệnh cho họ theo định kỳ.

Có lẽ cho đến thời điểm này, chưa có tài liệu nào công bố chính thức và trên các phương tiện truyền thông chưa có một thông tin hay bài viết nào về chuyện phi công Mỹ bị bắt ở Bắc Việt Nam đã tìm cách thoát ngục?  Gần đây tôi  được nhà văn Đặng Vương Hưng (người có nhiều thông tin và đã viết về đề tài phi công Mỹ bị giam giữ ở miền Bắc Việt Nam) chia sẻ một thông tin như sau. Trong suốt thời gian chiến tranh Việt Nam, đã có khoảng 90 vụ các tù binh Mỹ tự tìm cách trốn khỏi trại giam của đối phương. Ít nhất 20 vụ trong số đó diễn ra ở Bắc Việt Nam và riêng tại Hà Nội là 5 cuộc vượt trại. Thậm chí còn có những tù binh Mỹ đã nỗ lực thực hiện chạy trốn nhiều lần. Nhưng chỉ có khoảng 4% là thoát được (chủ yếu là ở miền Nam Việt Nam), còn hầu hết họ đã bị bắt lại ngay trong ngày đầu vừa vượt trại.

Cũng hơi bị tiếc, nhà văn Đặng Vương Hưng đã không có trong tay một vụ việc cụ thể  nào cả?

Xin trở lại cuộc gặp tại Hỏa Lò cả một ngày tháng 3/1993 với đoàn làm phim của đạo diễn Punman.

Xong phần việc với Alvarez, người ta giới thiệu với tôi Thượng nghị sĩ Pen Purcen và cô con gái xinh xẻo hiện đang làm cho một hãng truyền thông tư nhân.  Thiếu tá Pen Purcen lái chiếc Thn sm cổ ngỗng dính cao xạ kịp bung dù bị tóm ở Thanh Hóa.

 Viên thiếu tá bị giam ở nhiều nơi. Dài nhất vẫn là Hỏa Lò. Tôi ngạc nhiên khi nghe cựu thiếu tá bộc bạch, đến bất kỳ trại giam nào ông đều tìm mọi cơ hội để thực hiện ý đồ luôn nung nấu một cách cháy bỏng là vượt ngục! 

Hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Lần đầu tôi được nghe được biết đến chuyện phi công Mỹ vượt ngục. Như viên  cựu trung tá Pen Purcen đây.

 Sự xuất hiện của một người ngoại quốc mắt xanh mũi lõ ở Bắc Việt Nam, hiếm hoi chỉ có thể là… chuyên gia Liên Xô!? Viên trung tá giặt vò bộ quần áo tù cho bợt bạt. Và tập đến làu thuộc vài câu tiếng Nga sinh hoạt thông dụng. Đám tù phi công cũng đã giữ kín cho viên trung tá ý đồ vượt ngục ấy. Trong một đêm mưa sấm chớp ùng oàng, ông đã lộn trái bộ quần áo tù thoát khỏi trại giam ở Cầu Biêu, Thanh Trì, lần theo đường số 1, mò đến Lãnh sự quán Pháp mà ông đã tra cứu, nghiền ngẫm kỹ từ khi chưa bị bắt. Nhưng gần sáng khi gần đến cổng Lãnh sự thì bị bắt lại. Lần thứ hai ở Vĩnh Phú, qua một tuần chui bờ rúc bụi, Pen lại mò đúng vào một đơn vị bộ đội đặc công đóng quân. 

Ngày hôm ấy tại Hỏa Lò, tôi cũng đã gặp Nguyễn Đạt, phi công Việt Nam Cộng hòa (VNCH) từng nhiều lần ném bom miền Bắc. Qua trung úy Đạt, tôi mới biết thêm phi vụ năm 1965, tướng Nguyễn Cao Kỳ ngổ ngáo lái máy bay ra ném bom Quảng Bình. Trận ấy, Đạt cũng bay với thiếu tướng kiêm Thủ tướng VNCH Nguyễn Cao Kỳ! Vốn là một phi công gần ngàn giờ bay, Đạt thuộc loại cũng cộm cán cũng cho máy bay lượn sát dòng sông Gianh như tướng Kỳ. Nhưng Nguyễn Đạt không gặp may như chủ tướng mà dính đạn phòng không đành phải buông dù chịu để dân quân Quảng Bình bắt sống.

Nguyễn Đạt cũng là diễn viên cuối cùng của đạo diễn Punman.

Vâng, chuyện phi công Mỹ tìm cách thoát ngục. Chuyện hiếm hoi có một phi công VNCH ở Hỏa Lò… Chắc một dịp nào đó bạn đọc sẽ được tường cụ thể?   

Nối thêm chuyện chim ưng Mỹ bị xiềng: Câu hỏi còn bỏ ngỏ ảnh 1 E.Alvarez (trái) về đến sân bay quân sự Clark (Philippines) ngày 12/2/1973, sau gần 9 năm làm tù binh chiến tranh tại miền Bắc Việt Nam 
Ảnh Tư liệu

Trong suốt thời gian chiến tranh Việt Nam, đã có khoảng 90 vụ các tù binh Mỹ tự tìm cách trốn khỏi trại giam của đối phương. Ít nhất 20 vụ trong số đó diễn ra ở Bắc Việt Nam và riêng tại Hà Nội là 5 cuộc vượt trại. Thậm chí còn có những tù binh Mỹ đã nỗ lực thực hiện chạy trốn nhiều lần. Nhưng chỉ có khoảng 4% là thoát được (chủ yếu là ở miền Nam Việt Nam), còn hầu hết họ đã bị bắt lại ngay trong ngày đầu vừa vượt trại.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.