NSND Trần Hiếu, Trần Long Ẩn và đồng nghiệp đến tiễn biệt nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý

NSND Trần Hiếu, Trần Long Ẩn và đồng nghiệp đến tiễn biệt nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý
TPO - Các nhạc sỹ Trần Hiếu, Trần Long Ẩn và nhiều đồng nghiệp các thế hệ đã đến thắp nén hương thương nhớ người cây đại thụ nền âm nhạc Việt Nam. 
10 giờ sáng nay (27/12), linh cữu nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý được gia đình đưa từ nhà riêng ở quận 1 đến Nhà tang lễ TPHCM (25 Lê Quý Đôn, quận 3, TPHCM) để đồng nghiệp, thân hữu khắp nơi tỏ bày lòng yêu mến và kính trọng. 
NSND Trần Hiếu, Trần Long Ẩn và đồng nghiệp đến tiễn biệt nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý ảnh 1 NSND Trần Hiếu, Trần Long Ẩn và đồng nghiệp đến tiễn biệt nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý ảnh 2
NSND Trần Hiếu, Trần Long Ẩn và đồng nghiệp đến tiễn biệt nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý ảnh 3
NSND Trần Hiếu, Trần Long Ẩn và đồng nghiệp đến tiễn biệt nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý ảnh 4
NSND Trần Hiếu, Trần Long Ẩn và đồng nghiệp đến tiễn biệt nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý ảnh 5 Nhiều bạn bè, đồng nghiệp đến thắp nén hương tưởng nhớ người nhạc sỹ tài hoa Nguyễn Văn Tý
NSND Trần Hiếu, Trần Long Ẩn và đồng nghiệp đến tiễn biệt nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý ảnh 6 Nhạc sỹ Trần Long Ẩn cùng các nghệ sỹ tại Hội Âm nhạc TPHCM đến tưởng nhớ cây đại thụ âm nhạc
NSND Trần Hiếu, Trần Long Ẩn và đồng nghiệp đến tiễn biệt nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý ảnh 7 NSND Trần Hiếu, Trần Long Ẩn và đồng nghiệp đến tiễn biệt nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý ảnh 8 NSND Trần Hiếu, Trần Long Ẩn và đồng nghiệp đến tiễn biệt nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý ảnh 9 Trưa 27/12, NSND Trần Hiếu thắp nén nhang chào biệt người anh thương mến
NSND Trần Hiếu, Trần Long Ẩn và đồng nghiệp đến tiễn biệt nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý ảnh 10

NSND Trần Hiếu trò chuyện cùng ông Nguyễn Văn Phúc, em trai út của NS Nguyễn Văn Tý. "Kỷ niệm giữa hai anh em chúng tôi nhiều lắm, trong đó có những chuyến anh đưa tôi đi sáng tác cùng nhau gắn với những ca khúc tên tuổi như bài Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa". Có người có những cảm nhận khác nhau, nhưng tôi lúc nào cũng yêu cái tính của ông ấy", NSND Trần Hiếu nói.

NSND Trần Hiếu, Trần Long Ẩn và đồng nghiệp đến tiễn biệt nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý ảnh 11  Ông Nguyễn Văn Phúc (năm nay đã 83 tuổi) cho biết tuy anh mình đau ốm lâu rồi, nhưng cho đến gần ngày ra đi vẫn khỏe, tỉnh. "Ổng chết già chứ không chết bệnh". 
"Hai anh em không có nhiều thời gian ở gần nhau, vì anh tôi sớm tham gia cách mạng, về sau lại công tác trong ngành văn hóa quân đội", ông Phúc chia sẻ.
NSND Trần Hiếu, Trần Long Ẩn và đồng nghiệp đến tiễn biệt nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý ảnh 12 Đến viếng người "anh" tri kỷ, ông Bùi Việt Cường (cán bộ hưu trí) chia sẻ những kỷ niệm thân thương về NS Nguyễn Văn Tý. Ông Cường bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với sự nghiệp sáng tác của NS Nguyễn Văn Tý không chỉ là một trong bộ "ngũ hổ" những người gây dựng Hội Nhạc sỹ Việt Nam, mà còn thể hiện qua những ca từ đắt giá trong các tác phẩm âm nhạc.
NSND Trần Hiếu, Trần Long Ẩn và đồng nghiệp đến tiễn biệt nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý ảnh 13 Nhà báo Nguyễn Đại Dương (báo Tiền Phong) thắp hương trước linh cữu NS Nguyễn Văn Tý. 
Có một quãng thời gian sinh sống gần nhà với nhau, nhà báo Đại Dương có dịp thăm hỏi, trò chuyện với người nghệ sỹ tài danh xứ Nghệ 

Nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý từ trần vào hồi 17h15 ngày 26/12 tại TPHCM. Linh cữu nhạc sỹ được quàn tại Nhà tang lễ TPHCM từ sáng 27/12 đến sáng 29/12, sau đó được đưa đi an táng tại Nghĩa trang Hoa viên Bình Dương. 

Nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý sinh năm 1925 tại Vinh, Nghệ An, quê gốc ở Hà Nội. Ngay từ nhỏ, ông đã được tiếp xúc với âm nhạc khi được một vị linh mục người Tây Ban Nha dạy nhạc lý.

Tác phẩm đầu tay của ông được viết năm 1949 mang tên Ai xây chiến lũy nhưng nhạc phẩm được nhiều người biết đến nhất của ông là ca khúc Dư âm - ca khúc được xếp vào hàng ngũ những ca khúc thời tiền chiến. Năm 1945, Nguyễn Văn Tý tham gia phong trào Thanh niên cứu quốc và từ đó, những tác phẩm của ông mang dấu ấn mạnh mẽ của cách mạng với nhiều ca khúc như: Vượt trùng dương, Mẹ yêu con, Bài ca năm tấn, Bài ca phụ nữ Việt Nam, Em đi làm tín dụng, Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh, Người đi xây hồ Kẻ Gỗ, Cô nuôi dạy trẻ, Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa, Dáng đứng Bến Tre...

Sau năm 1975, nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý chuyển vào sinh sống tại TPHCM và nghỉ hưu tại đây. Năm 2000, ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho những đóng góp của ông đối với nền văn học nghệ thuật cho các tác phẩm: Mẹ yêu con, Vượt trùng dương, Bài ca năm tấn, Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa, Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh, Dáng đứng Bến Tre...


MỚI - NÓNG