Phát hiện hàng loạt tượng Phật nghìn năm tuổi

TPO - Các nhà khảo cổ ở Ấn Độ vừa phát hiện tàn tích của một tu viện Phật giáo từ thế kỷ thứ 10.

Times of India đưa tin, các nhà nghiên cứu tại Viện Khảo sát Khảo cổ Ấn Độ (ASI) đã phát hiện tàn tích của một tu viện Phật giáo có niên đại vào thế thử thứ 10 sau Công nguyên tại quận Hazaribag thuộc bang Jharkhand, miền đông Ấn Độ.

Phát hiện hàng loạt tượng Phật nghìn năm tuổi ảnh 1 Tàn tích của tu viện Phật giáo từ thế kỷ thứ 10 vừa được phát hiện.

Tại đây, họ khai quật 11 bức tượng đá, với chiều cao từ 0,6 – 0,9 mm. Trong đó, 6 bức tượng mô tả Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, 5 bức còn lại nhiều khả năng để chỉ nữ thần Tara của Ấn Độ giáo và Bồ Tát trong Phật giáo. Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn tìm thấy những dòng khắc bằng chữ Devanagari. Đây là hệ thống chữ cái của Ấn Độ và Nepal, được sử dụng để ghi lại các ngôn ngữ như tiếng Phạn và tiếng Hindi.

Theo Times of India, nhóm nghiên cứu lần đầu phát hiện ba gò đất tại chân đồi Juljul vào năm ngoài. Sau đó, họ tiến hành khai quật một trong ba gò đất. Khi đào sâu khoảng 6 m, họ tìm thấy một ngôi đền trung tâm với hai điện thờ phụ. Kể từ tháng 1/2021, các nhà khảo cổ tiếp tục với gò đất thứ hai, cách gò đất đầu tiên khoảng 39 m. Cho đến nay, họ khai mở được 3 gian có diện tích gần 2.508 m2. Các nhà nghiên cứu nhận định, di chỉ này dường như là một Buddha Vihar (đền thờ kết hợp tu viện) nhỏ.

“Theo các bằng chứng tìm thấy ở đây, có vẻ như công trình này được xây dựng từ thời Pala”, nhà khảo cổ Neeraj Mishra nói với tờ Hindustan Times.

Mishra lưu ý, địa điểm này nằm trên tuyến đường Grand Trunk, nối liền Sarnath ở Uttar Pradesh với Bodh Gaya – được cho là nơi Đức Phật giác ngộ.

Vương triều Pala cai trị các vùng Bengal và Bihar giữa thế kỷ 8 và 11. Vào thời kỳ này, các vị vua ủng hộ thành lập các cơ sở Phật giáo, đồng thời cho phép sự phát triển của Ấn Độ giáo – tôn giáo chiếm đa số trong khu vực. Trong thời kỳ đầu của Pala, các nhà điêu khắc ở miền đông Ấn Độ đã phát triển phong cách đặc trưng của khu vực chú ý nhiều đến hàng dệt may, đồ trang sức và thân trên của con người.

Phát hiện hàng loạt tượng Phật nghìn năm tuổi ảnh 2 Hai bức tượng về nữ thần Tara.

D.N. Ojha, một nhà sử học tại Đại học Ranchi, đánh giá với Hindustan Times, khám phá mới này có thể giúp làm rõ lịch sử về sự xuất hiện của các nhà sư Phật giáo trong khu vực, cũng như quá trình truyền bá Phật giáo nói chung. Trong khi đó, theo Indian Express, sự hiện diện của nữ thần Tara cho thấy tu viện đóng vai trò là một trong tâm quan trọng cho trường phát Kim cương thừa, một trong ba bộ phái Phật giáo chính hiện nay.

Theo Times of India, các nhà nghiên cứu đã tách các bức tượng khỏi tường gạch mà chúng được gắn vào. Họ dự định chuyển đến bảo tàng của ASI ở Patna, Bihar. Tuy nhiên, kế hoạch này bị trì hoãn vì người dân địa phương muốn xem các bức tượng. Một số đang kiến nghị ASI thành lập một bảo tàng gần địa điểm để thu hút khách du lịch đến khu vực này.

Theo Theo Smithsonian
MỚI - NÓNG
Giá vé máy bay tiếp tục đắt đỏ?
Giá vé máy bay tiếp tục đắt đỏ?
TPO - “Giá vé sẽ tiếp tục ở mức đắt đỏ, dù có thể giảm nhẹ bởi nguồn cung hạ nhiệt trong mùa thấp điểm. Chi phí vận hành cao do giá dầu, nhân sự khiến giá vé máy bay khó giảm sâu" - ông John Grant - trưởng nhóm phân tích của công ty dữ liệu du lịch OAG - dự báo.