Quảng Ninh: Phát hành bộ tem đặc biệt về Chiến thắng Bạch Đằng

Quảng Ninh: Phát hành bộ tem đặc biệt về Chiến thắng Bạch Đằng
TPO - Sáng 18/7, tại Thị xã Quảng Yên (tỉnh Quảng Ninh) Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh tổ chức phát hành đặc biệt bộ tem “Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288”.

Bộ tem tái hiện lại quang cảnh trận chiến trên sông Bạch Đằng lịch sử với hùng khí “Sát thát” của thế trận toàn dân đã tiêu diệt, bắt sống toàn bộ đạo binh thuyền hùng mạnh của quân xâm lược Mông - Nguyên do Ô Mã Nhi chỉ huy.  

Đặc biệt, bộ tem cũng khắc họa rõ nét hình tượng người lãnh đạo chỉ huy trận đánh cưỡi ngựa cùng quân dân đánh đuổi quân Nguyên – Mông.

Quảng Ninh: Phát hành bộ tem đặc biệt về Chiến thắng Bạch Đằng ảnh 1 Bộ tem "Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288".

Với tông màu nóng, bộ tem đã thể hiện thành công khí thế hừng hực của các cánh quân trong trận thủy chiến lớn nhất lịch sử Việt Nam. Bộ tem có thời hạn cung ứng trên mạng bưu chính công cộng từ 18/7/2020 đến 30/6/2022.

Trước đó, năm 1988, bộ tem “Kỷ niệm 700 năm chiến thắng giặc Nguyên Mông (1288-1988)” đã được phát hành ngày 09/4/1988, gồm 2 mẫu, mẫu 1 phác họa đoàn quân chiến thắng trở về và mẫu 2 phác họa trận thủy chiến Bạch Đằng.

Quảng Ninh: Phát hành bộ tem đặc biệt về Chiến thắng Bạch Đằng ảnh 2 Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông (bên phải) cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh (bên trái) ký đóng dấu phát hành bộ tem "Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288".

Khu di tích chiến thắng Bạch Đằng 1288 được xếp hạng là Khu di tích quốc gia đặc biệt ngày 27/9/2012, với 11 di tích đặc biệt quan trọng nằm trải dài trên địa phận thị xã Quảng Yên và TP.Uông Bí. Trong đó, 3 di tích bãi cọc cổ, gồm bãi cọc Yên Giang, bãi cọc đồng Vạn Muối, bãi cọc Đồng Má Ngựa nằm trên địa bàn thị xã Quảng Yên được coi là linh hồn của khu di tích.

MỚI - NÓNG
Con đường hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn
Con đường hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn
TPO - Triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại" giới thiệu khoảng 100 tài liệu, hình ảnh có nội dung cô đọng, ấn tượng nhất về sự ra đời của “tuyến lửa” Trường Sơn - nơi luôn rung chuyển, bị cày xới và hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn, chất độc hóa học của kẻ thù.