Kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ:

Sự ra đời của 'Đường lên Tây Bắc', ca khúc lan truyền khắp nẻo đường đánh giặc

Sự ra đời của 'Đường lên Tây Bắc', ca khúc lan truyền khắp nẻo đường đánh giặc
TPO - Với tấm lòng trong trẻo và lãng mạn của người lính văn nghệ 20 tuổi, nhạc sĩ Văn An đã viết nên ca khúc "Đường lên Tây Bắc" với giai điệu mượt mà sâu lắng rất đặc biệt so với các ca khúc mang âm hưởng hào hùng về cuộc chiến đấu ở Tây Bắc cùng thời. Chính sự độc đáo đã khiến ca khúc đi sâu vào lòng người từ Bắc chí Nam. 

Thưởng thức ca khúc "Đường lên Tây Bắc" qua giọng ca của Nghệ sĩ Ưu tú Tố Uyên.  

Văn An nhập ngũ khi mới 17 tuổi,  tham gia chiến dịch Biên giới, Việt Bắc… Chính trên những con đường hành quân, trên đường đi biểu diễn, xúc động nhìn thấy hình ảnh Tây Bắc đẹp như tranh vẽ chàng nghệ sĩ trẻ đã viết nên những câu ca chân thật, mộc mạc nhưng cũng rất hình ảnh về một Tây Bắc lãng mạn trong cuộc kháng chiến trường kỳ: 

Đường lên Tây Bắc xa xôi

Nếp nhà sàn thấp thoáng

Đằng xa tiếng hát dân quân

Tiếng reo lưng đồi nương

Theo nhà báo nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo: Đường lên Tây Bắc là ca khúc thành công đầu tiên, viết lúc 20 tuổi, lan truyền khắp các nẻo đường đánh giặc với giai điệu và lời ca tuyệt đẹp: Từ đó, ông trở thành nhạc sĩ quân đội cho đến trọn đời. Ca khúc của Văn An thể hiện vẻ đẹp tâm hồn chiến sĩ, một vẻ đẹp nội tâm chân thành, nồng nàn yêu nước".

Cái nhìn của người nghệ sĩ trẻ đó là cái nhìn sống động, vui vẻ về những công việc hàng ngày của người lính, của người dân quân, thôn bản, cùng chung nhau vượt qua gian khó. Tuy chưa nói về thắng lợi nhưng ca khúc đem lại sự ấp áp và niềm tin cho người nghe, rằng cuộc kháng chiến dù gian khổ, nhưng với sự đoàn kết thương yêu của bộ đội và nhân dân, chúng ta sẽ mau thắng được quân thù hung bạo. 

Sự ra đời của 'Đường lên Tây Bắc', ca khúc lan truyền khắp nẻo đường đánh giặc ảnh 1 Nhạc sĩ Văn An rất giỏi chơi ghi ta

Một trong những ca sĩ thể hiện rất thành công "Đường lên Tây Bắc" là Nghệ sĩ ưu tú Tố Uyên. Cô được đào tạo tại trường Văn hóa nghệ thuật quân đội (sau đó học tiếp tại Nhạc viện Hà Nội) nhiều năm công tác tại Đoàn văn công Khu III, đi biểu diễn nhiều vùng ở Tây Bắc, hiểu cuộc sống của bộ đội dân quân, Tố Uyên đã chắp cánh cho ca khúc vươn xa.

Trao đổi với phóng viên, ca sĩ Tố Uyên cho biết: "Tôi không nhớ mình hát bài này từ bao giờ và hát bao nhiêu lần. Tôi cũng chưa gặp nhạc sĩ Văn An ngoài đời, nhưng mỗi lần hát bài hát tôi cảm thấy lòng mình xúc động, nghĩ về những người bộ đội, những người dân Tây Bắc đã vượt qua nhiều hy sinh gian khổ. Video mà mọi người hay xem Tố Uyên hát "Đường lên Tây Bắc" là do một đoàn làm phim từ miền Nam ra quay. Lúc đó mình rất cảm động khi được chọn ghi hình ca khúc nổi tiếng này". 

Sự ra đời của 'Đường lên Tây Bắc', ca khúc lan truyền khắp nẻo đường đánh giặc ảnh 2 Ca sĩ Tố Uyên (đứng hàng đầu, bên phải), chụp ảnh lưu niệm cùng Đại tướng Lê Đức Anh
Sự ra đời của 'Đường lên Tây Bắc', ca khúc lan truyền khắp nẻo đường đánh giặc ảnh 3 Ca sĩ Tố Uyên hiện nay

Ca sĩ Tố Uyên còn vui vẻ cho biết: "Mới rồi, có một đoàn làm phi ca nhạc lại đầu tư lớn để quay hình và thu âm mới bài Đường lên Tây Bắc do Tố Uyên hát. Mình cũng cố gắng hết sức để đem lại một tác phẩm hay cho người xem. Nhưng không rõ bao giờ thì clip mới này sẽ đến với khán giả vì chính Tố Uyên cũng chưa được xem!".  

MỚI - NÓNG
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
TPO - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai biểu quyết, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Phùng Ngọc Mỹ (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh) và ông Mai Xuân Hải (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh).