Sư Toàn xin giữ tài sản 200-300 tỷ, nói giờ 'lấy vợ thoải mái'

Sư Toàn nhắc tới khối tài sản 200-300 tỷ đồng
Sư Toàn nhắc tới khối tài sản 200-300 tỷ đồng
TPO - Sư Thích Thanh Toàn có tờ trình xin xả giới và hoàn tục, trong buổi họp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc có màn giãi bày, đồng thời nhắc tới khối tài sản 200-300 tỷ đồng thầy sở hữu.

Trong đoạn clip ghi lại hình ảnh sư Thích Thanh Toàn giải trình với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc, nhiều nội dung khá gây sốc và khiến dư luận xôn xao.

Một mặt sư Toàn nhận lỗi vì làm tổn thất cho giáo hội, nhưng mặt khác vẫn cố thanh minh cho hành vi của mình: “Oan ức không cần bày tỏ. Cái đấy là cái lỗi rồi nhưng lỗi không phải như thế. Lỗi đó là làm mất uy tín của giáo hội.

Sư Toàn bị một nữ phóng viên tố sàm sỡ, gạ tình, thậm chí có ghi âm và ghi hình những lời nói, hành vi trái với đạo đức người tu hành. Ấy thế mà sư Toàn vẫn cho rằng: “Cái đấy là cạm bẫy. Chưa chắc hôm nay mình tránh được cạm bẫy này, mai sẽ có cạm bẫy khác”.

Sư Toàn xin giữ tài sản 200-300 tỷ, nói giờ 'lấy vợ thoải mái' ảnh 1 Sư Toàn một mặt nhận lỗi, mặt khác vẫn xin giữ lại tài sản lên tới vài trăm tỷ
Sư Toàn luôn miệng xin chấp hành hết mọi hình thức của Giáo hội: “Con xin chịu hết, xin các ngài cứ làm cái gì tốt nhất cho giáo hội, cho đạo pháp”. Tuy thế, sư xin giữ lại tài sản cá nhân. Sư Toàn giải thích rằng mua trang trại không phải cho riêng mình, để nuôi các cháu ăn học và làm từ thiện cho bệnh viện. “Trang trại quá lớn, tượng pháp quá lớn. Bây giờ mình bán cho ai hay chuyển như thế nào. Nếu tính tài sản bây giờ cũng khoảng 200-300 tỷ đấy”, sư Toàn nói. Sư Thích Thanh Toàn lại trở lại vụ việc mình bị tố gạ tình, cho rằng “mình làm mình chịu, đàn ông không sợ gì”. “Nếu muốn lấy vợ bây giờ lấy vợ thoải mái không sợ gì cả. Ăn chơi thoải mái không sợ gì cả. Mặc áo cà sa này họ mới "chơi" còn không bình thường không ai nói được”, sư Toàn nói. Sáng 7/10, Đại đức Thích Tâm Vượng Phó Trưởng Ban Trị sự, kiêm Chánh Thư ký, Trưởng ban Thông tin Truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc trao đổi với Tiền Phong xung quanh quy trình xả giới hoàn tục và xử lý tài sản của sư Thích Thanh Toàn. Đại đức Thích Tâm Vượng nói, sư Toàn và chính quyền có buổi làm việc với Giáo hội để xác định những tài sản của cơ sở tôn giáo chùa Nga Hoàng. “Chúng ta phải hiểu rõ nguồn gốc tài sản. Nếu phật tử cúng pho tượng, quả chuông đó là tài sản tôn giáo rõ ràng. Nhưng ai đó biếu thầy cái xe thầy muốn lưu thông phải đăng ký, muốn đăng ký phải dùng tên chứng minh thư theo thế danh. Cho nên khi xả giới tài sản mang tên thế danh là quyền của thầy, Ban Trị sự không được phép thu hồi và quản lý tài sản đấy. Theo quy định của pháp luật, người ta đứng tên chủ sở hữu thì người ta có quyền với tài sản đấy”, thầy Thích Tâm Vượng nêu. Dù vậy, dư luận vẫn cho rằng khối tài sản này có được từ việc Phật tử cung tiến cho nhà chùa, việc sư Toàn giữ lại khối tài sản này không thể chấp nhận được.

Được biết, ngày 8/10 Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc ban hành quyết định về việc sư Toàn xả giới, cũng như bàn giao tài sản liên quan tới chùa Nga Hoàng.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Công Thành

Nhà sư làm "kinh tế" cách nào mà có vài trăm tỷ? Không lẽ tiền cúng dường của Phật tử, Nhà hảo tâm cho Chùa, Hội phật giáo là TS riêng của thầy ư? Thế thì nên gọi là TU hay THU TIỀN mãi lộ dưới danh nghĩa nhà chùa? Lâu nay ông có kê khai thu nhập và đóng thuế không hay BIỂN THỦ tiền cúng dường, phúng điếu phải điều tra làm rõ.

Thích Trả lời

Vũ Thuấn

Kinh doanh tâm linh là một nghề không cần vốn nhưng siêu lợi nhuận

Thích Trả lời

Minh

Haha! Chúc mừng thầy! Giờ thầy muốn lấy ai thì lấy. Tôi thấy thầy dám sống thực với bản thân.

Thích Trả lời

Nguyễn nguyên

Một lần gõ mõ 100k thì khối tài sản ấy chắc rụng tay

Thích Trả lời

Có thể bạn quan tâm

Nhiều cuốn sách mới về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhiều cuốn sách mới về Chủ tịch Hồ Chí Minh

TPO - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức lễ ra mắt tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 14/5 tại Hà Nội. Lễ ra mắt có sự tham dự của Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình. Nhiều cuốn sách mới về Chủ tịch Hồ Chí Minh được giới thiệu đến độc giả. 
Người dân xếp hàng cả cây số để vào chùa Quán Sứ

Người dân xếp hàng cả cây số để vào chùa Quán Sứ

TPO - Mở cửa đón tăng ni, Phật tử, du khách thập phương đến chiêm bái xá lợi Phật từ sáng 14/5, chùa Quán Sứ đón hàng nghìn lượt khách. Các nẻo đường dẫn vào chùa Quán Sứ gần như đông kín người đứng đợi. Dòng người xếp thành hàng dài cả cây số để vào chiêm bái xá lợi Phật.
Cận cảnh xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ

Cận cảnh xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ

TPO - Lễ khai mở xá lợi Đức Phật - bảo vật quốc gia Ấn Độ - diễn ra sáng sớm 14/5 tại chùa Quán Sứ (Hà Nội). 7h sáng, chùa mở cửa đón người dân vào chiêm bái. Dòng người tấp nập đổ về chùa Quán Sứ, nhiều người xếp hàng từ 4-5h sáng. 
Những bí ẩn về xá lợi Phật

Những bí ẩn về xá lợi Phật

TPO - Không giống với tro cốt thông thường, xá lợi của Phật và chư vị thánh tăng thường có màu sắc rực rỡ, hình dạng viên tròn, cứng như ngọc, không bị phân hủy theo thời gian. Nhiều tín đồ tin rằng đây là minh chứng cho sự đắc đạo và giác ngộ hoàn toàn.
Người dân Hà Nội lần đầu tận thấy xá lợi Phật

Người dân Hà Nội lần đầu tận thấy xá lợi Phật

TPO - Từ sáng sớm 14/5, dòng người lần lượt xếp hàng di chuyển vào nơi chiêm bái xá lợi Phật ở chùa Quán Sứ (Hà Nội). Người dân, Phật tử bày tỏ xúc động sau khoảnh khắc thiêng liêng, lần đầu tận thấy xá lợi Phật - bảo vật quốc gia Ấn Độ. 
Thức xuyên đêm chờ chiêm bái xá lợi Phật

Thức xuyên đêm chờ chiêm bái xá lợi Phật

TPO - Chùa Quán Sứ mở cửa cho tăng ni, Phật tử, du khách thập phương đến chiêm bái xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni từ 7h sáng 14/5. Tuy nhiên, từ đêm 13/5, hàng trăm người đã xếp hàng trước cổng chùa, chờ đợi khoảnh khắc được vào chiêm bái xá lợi Phật - bảo vật quốc gia Ấn Độ.
Chùa cổ gắn với phong trào Đông Du kháng Pháp ở miền Tây

Chùa cổ gắn với phong trào Đông Du kháng Pháp ở miền Tây

TPO - Chùa Nam Nhã tại TP. Cần Thơ được xây dựng năm 1895, đến nay đã 130 năm, ngôi chùa không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo, có kiến trúc độc đáo, còn gắn với các phong trào cách mạng của dân tộc. Đặc biệt, chùa Nam Nhã từng đặt trụ sở hoạt động của phong trào Đông Du thời kháng Pháp ở vùng đất Tây Nam Bộ.