'Tết này ăn gì' của Lâm Vỹ Dạ lọt Top 10 tìm kiếm

'Tết này ăn gì' của Lâm Vỹ Dạ lọt Top 10 tìm kiếm
TPO - Với việc xây dựng chương trình Truyền hình thực tế về nấu các món ăn truyền thống mang đậm không khí ngày Tế của các vùng miền trong cả nước, "Tết này ăn gì" của diễn viên Lâm Vỹ Dạ đã thu hút đông đảo người xem và lọt Top 10 tìm kiếm trong những ngày cận Tết.
  • Nếu như trong tập 1, Tết này ăn gì mang đến hình ảnh của làng quê đồng bằng Bắc bộ với nhưng món như Măng hầm xương, Thịt nấu đông thì ở tập 2, Lâm Vỹ Dạ lại đưa khán giả đến với vùng đất Kinh đô Huế- Mảnh đất mang đậm chất văn hoá truyền thống với những phong tục và món ăn độc đáo của xứ Kinh đô một thời. 
  •  
'Tết này ăn gì' của Lâm Vỹ Dạ lọt Top 10 tìm kiếm ảnh 1 Long Nhật- Lâm Vỹ Dạ với món Mứt gừng

Khách mời trong phần 2 của Tết này ăn gì là ca sỹ Long Nhật, một người con của xứ Huế đã cùng với Lâm Vỹ Dạ đưa khán giả vào căn bếp cung đình với mô hình “Ngự Lâm Viên - Huế thu nhỏ". Long Nhật đã cùng với Lâm Vỹ Dạ chế biến 2 món ăn đặc trưng cho ngày Tết ở Huế là món Bò kho mật mía và Mứt gừng.

Với Bò kho mật mía xuất xứ từ xứ Nghệ, món này hội tụ đầy đủ ngọt, mặn, chua, cay, bùi, đắng, chát và thơm nồng nàn mùi gia vị từ gừng, là tinh hoa của ẩm thực của miền Trung. Còn món mứt gừng là một trong những loại mứt có vị ngọt thanh, cay nhẹ và gừng là vị thuốc dân gian chữa được nhiều loại bệnh, vô cùng tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, mứt gừng chấm muối còn là món ăn truyền thống trong đêm động phòng của cô dâu chú rể người Huế.

Trong đêm tân hôn, đại diện người trong gia đình có cuộc sống viên mãn hạnh phúc sẽ là người mang gừng và muối vào phòng cô dâu chú rể, gừng sẽ chấm muối sau đó cô dâu chú rể mỗi người cắn một nửa với ý nghĩa “Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”, mong muốn họ sẽ có một cuộc sống hạnh phúc bên nhau mãi về sau. 

'Tết này ăn gì' của Lâm Vỹ Dạ lọt Top 10 tìm kiếm ảnh 2 Mâm cỗ ngày Xuân ở miền Trung 

Vừa trổ tài chế biến, các nghệ sỹ còn giới thiệu ý nghĩa của từng món ăn truyền thống trong ngày Tết tại miền Trung cũng như thi đó vui về các loại bánh. Theo Long Nhật, nhắc đến Tết miền Trung không thể không kể đến những loại bánh truyền thống được làm thủ công ngon miệng đẹp mắt. Người miền Trung có quan niệm, ngày đầu tiên của năm mới thì nên đón chào những thứ thanh tao ngọt ngào. So với bánh chưng, bánh tét, giò, chả... và các món ăn đa dạng khác của hai miền Bắc - Nam vào dịp Tết thì những món bánh ngọt lại là đặc trưng của những người con miền Trung. 

'Tết này ăn gì' của Lâm Vỹ Dạ lọt Top 10 tìm kiếm ảnh 3 Các nghệ nhân chơi bài chòi
Trước khi khép lại, Lâm Vỹ Dạ còn tự tay mình chuẩn bị một mâm cỗ ngày Tết miền Trung đặc sắc với đầy đủ nem chua, thịt heo ngâm nước mắm, bánh tét, giò chả bò, dưa món, tré. Từng món ăn đều mang ý nghĩa riêng khiến cho khán giả cảm nhận sâu sắc được ý nghĩa của một cái Tết miền Trung nghĩa tình, trang trọng. Bên cạnh mâm cỗ Tết, Tết này ăn gì tập 2 còn tái hiện lại cảnh chơi bài chòi từ những nghệ nhân từ Bình Định. Đây là những con người hiếm hoi lưu giữ phong cách chơi bài chòi đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại và là món ăn tinh thần không thể thiếu với người miền Trung trong  dịp Tế. 
MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.