Thắc mắc cùng Chiếc nón kỳ diệu

Thắc mắc cùng Chiếc nón kỳ diệu
Sao Chiếc nón kỳ diệu ít thay đổi? Tại sao sau mấy trăm cuộc mà luật chơi dường như vẫn... nguyên xi? Hãy cùng điểm lại chuyện đã qua của một năm đầy sôi động.
Thắc mắc cùng Chiếc nón kỳ diệu ảnh 1
Bố con Long Vũ và Chiếc nón... quai thao

Đúng là Long Vũ chia tay với VTV3 để trở về với niềm đam mê là thể thao, nhưng êkíp làm Chiếc nón kỳ diệu vẫn không có sự thay đổi nào.

Bởi người dẫn chương trình này "vui duyên  mới" vẫn không lơ là với những vòng quay quen thuộc: vừa làm speaker, vừa tìm các ô chữ. Nhà báo Lại Văn Sâm chịu trách nhiệm duyệt người chơi lần cuối cùng. Hai người tham gia tổ chức sản xuất: Trần Trúc Quỳnh và Vũ Từ Thu Thuỷ.

Sau vụ "scandal" đổi điểm

Có vài lá thư gửi về chương trình đổ lỗi cho Chiếc nón kỳ diệu... "lừa" người chơi sau vụ chị Bùi Quỳnh Chi (Hà Nội) trúng TV Samsung 60 triệu mà chấp nhận đổi sang 35.000 điểm. Thậm chí, có cả cú điện thoại lúc đêm khuya trút thắc mắc sang anh Lại Văn Sâm.

Thực ra, trước khi ghi hình, tất cả người chơi đã được dặn dò cẩn thận: bình tĩnh, nhớ gạch những chữ người khác đã đoán và cảnh giác khi đổi điểm... Như thế, tình huống này đã được báo trước, chứ đâu phải lỗi do nhóm thực hiện.

Hơn nữa, các BTV được lĩnh lương theo quy định của Đài THVN, số tiền dôi ra ấy được nộp lại vào quỹ chứ không ai được tiêu "lẹm" vào đấy!

Kỷ lục tuổi của người chơi

Trong năm thứ 4, người chơi cao tuổi nhất là bác Nguyễn Thị Hiền (sinh năm 1930). Còn trẻ tuổi nhất? Nhiều bạn đoán già đoán non về 3 em học sinh lớp 9, cùng sinh năm 1990, đã chơi trong sinh nhật lần thứ ba. Thực ra, theo tổng kết qua hồ sơ, người chơi trẻ tuổi nhất là Nguyễn Hoàng Chi Mai (1992), hiện là học sinh lớp 7 trường THCS Lạc Viên (Hải Phòng).

May mắn rơi về ai?

Theo tổng kết sơ bộ, một số ngành nghề không hiểu sao rất dễ được xuất hiện trong danh sách chốt lại người chơi: Bộ đội, giáo viên, cán bộ Đoàn trường, phường...; trong khi đó có một số ngành, nghề lại rất ít có người tham gia: Lái xe, thuyền trưởng...

3 năm mòn mỏi

Cũng từ trong hồ sơ lưu của nhóm làm chương trình, chúng tôi đã tìm ra vài người chơi đã đợi 3 năm sau ngày gửi hồ sơ đăng ký mới được tham gia: Trần Dần (Phú Thọ); Nguyễn Thị Ban (TPHCM); Nguyễn Văn My, Vũ Thị Kim Loan, Trương Hồng Trang (cùng ở Hà Nội).

Bạn thấy đấy, rõ ràng khoảng cách địa lý không có tác động gì tới sự hấp dẫn của Chiếc nón cả.

Tấm lòng thơm thảo

63 triệu đồng là số tiền từ thiện mà những người chơi đã gửi chương trình chuyển tới những địa chỉ đang gặp khó khăn. 2 người chơi đã tặng 3.000 điểm là chị Bùi Thị Vân Anh và anh Đinh Trọng Vinh.

Giải thưởng trị giá nhất

Tuy hơi ngậm ngùi vì trượt mất 25 triệu đồng chỉ vì quyết định vội vàng, Bùi Quỳnh Chi (Huỳnh Thúc Kháng, HN) vẫn là người chơi may mắn nhất khi nhận được 35 triệu đồng.

Nguyễn Thị Yến Nhi (sinh năm 1990, Long An) đã vượt qua vòng thi đặc biệt với phần thưởng là một chiếc xe máy Attila trị giá 29 triệu đồng.

Một người may mắn khác cũng dắt về một chiếc xe máy là Phan Thị Hiền (cuộc 178 - chủ đề Phụ nữ Việt Nam)...

Ngoài ra, một số khán giả đã đoạt giải của vòng thi đặc biệt này là máy giặt, tủ lạnh và tivi...

Sinh nhật lần thứ tư

Người chơi sẽ được lựa chọn là những nhân vật được nhiều khán giả truyền hình được yêu quý nhất: Đăng Dương, Trọng Tấn, Việt Hoàn. Phần thưởng dĩ nhiên sẽ được chú ý tăng cao hơn so với những số bình thường. Điều mà êkíp nhất quyết giữ bí mật tới phút chót là phần mở màn sẽ diễn ra khá đặc biệt và ấn tượng.

Bạn sẽ được giải toả thắc mắc trong chương trình đặc biệt phát sóng vào ngày 11/6 trên VTV3.

MỚI - NÓNG