Thoảng hương Chanel No5

Thoảng hương Chanel No5
TPO - Căn hộ của Gabrielle "Coco" Chanel tại 31 đường Cambon, Paris Pháp giờ không dành cho khách thăm quan. Nhưng phóng viên Celia Walden tờ Telegraph vẫn có được cơ may đến và kể một câu chuyện đầy ắp về cuộc đời của "Chanel 5". 
Thoảng hương Chanel No5 ảnh 1

"Quý cô Chanel không ở nhà, nhưng tôi chắc rằng linh hồn của bà trong bộ trang phục đen với đôi môi màu đỏ đầy giận dữ vẫn quanh quẩn đâu đây, bởi sự hiện hữu của khói thuốc và hương Chanel số 5 quyến rũ.

Gia tư của Gabrielle "Coco" Chanel đặt tại 31 phố Cambon, Paris vẫn được bày biện y nguyên ngay sau khi bà mất năm 1971. Ngôi nhà đã không mở cửa đón khách vài tháng nay, nhưng tôi vẫn có cơ hội hiếm hoi được thăm thú căn nhà thời trang này.

Chanel mua tòa nhà này năm 1920, khi đó chúng vẫn là một cửa hàng ở trệt dưới tầng, và xưởng làm thời trang ở trên tầng áp mái với sức chứa lên tới 100 thợ may thủ công.

Thoảng hương Chanel No5 ảnh 2

Karl Lagerfeld cũng đã từng thực tập tại xưởng này. Mỗi phòng tựa như mê cung, với đường cầu thang xoáy ốc, trang trí cầu kỳ theo kiến trúc thế kỷ 18. Coco gọi đây là "tổ chim" của riêng mình.

3 phòng nhỏ, Coco biến chúng thành phòng thay đồ dành cho phụ nữ. Ở đó, bà hy vọng "là nơi chứa các đồ mới của những phụ nữ hiện đại", được lăng-xê trên tờ Vogue của Pháp. Những bộ coóc-xê cách điệu, thiết kế như váy đen nhỏ, có quai... phổ dụng ngày nay từng có mặt ở đây.

Thoảng hương Chanel No5 ảnh 3

Coco mất ngay trong giấc ngủ yên năm 87 tuổi. Sau này Karl Lagerfeld đã thuê chủ sở hữu Chanel, Wertheimers, làm tươi trẻ lại các đồ vật trong ngôi biệt thự.

Chính những trang phục mà Karl đem tới các Tuần thời trang Paris, đều được ông thực hiện trong căn phòng này, kể cả tìm kiếm ý tưởng và dàn dựng.

Thoảng hương Chanel No5 ảnh 4

Đồ khảm trai ở phòng khách, hành lang tràn ngập hình ảnh hoa trà, loài hoa Chanel rất yêu thích. Coco bày những bức tượng màu đen phía gần lò sưởi, chiếc bàn thời Louis 15 đắt tiền...

Cả ngôi biệt thự chỉ toàn màu be, đen và trắng, đều là những màu sắc mà Chanel yêu thích, chưa kể đến những bức tượng chân dung bằng xi-măng  những người bà yêu thích.

Thoảng hương Chanel No5 ảnh 5

Phòng ăn là nơi Chanel dành những tưởng nhớ cha mẹ, bà trang hoàng nó giống như một cửa hàng đồ cổ. Chiếc bàn được chạm khảm 4 chân và nạm đá cẩm thạch, Chanel còn rất thích hai mô-típ là: Sư tử và lúa mì.

Danh họa Salvador Dali biết rõ nỗi ám ảnh của Chanel về lúa mì - biểu tượng của sự sống - nên ông đã vẽ riêng tặng bà một bức, nó được coi là vật giá trị nhất trong căn nhà của Chanel.

Yêu thích kiểu kiến trúc Trung Hoa thế kỷ 18, dùng giấy bồi tường, bà còn treo thêm những chiếc gương của Tây Ban Nha thế kỷ 19...

Thoảng hương Chanel No5 ảnh 6

Không hề có phòng ngủ nào trong căn hộ này bởi Chanel thuê riêng cho mình một phòng tại Khách sạn Ritz.

Clermont-Tonnerre cho hay: "Bà thường đến đây mỗi sáng lúc 11 giờ. Người phục vụ của khách sạn quen thuộc thốt lên: Quý cô đã tới (!), giờ cũng quen nói với Karl. Sau đó, một nữ phục vụ trẻ được thuê chỉ để phun nước hoa Chanel số 5 khắp cầu thang, chuẩn bị đón bà tới".

Chính mùi hương này gắn kết với tên tuổi và sự nghiệp của bà kể từ năm 1921, nước hoa bán chạy nhất thế giới.

Thoảng hương Chanel No5 ảnh 7

Trong cuộc chiến phát xít Đức, Coco thường đóng cửa căn nhà và ngồi lì ở Ritz. Khi chiến tranh kết thúc, bà cũng chưa quay lại căn nhà mà sang Thụy Sĩ sống.

Mãi đến năm 1954 bà mới trở lại và căn hộ bà sống trở thành tâm điểm chú ý của xã hội Paris. Là nơi hội tụ gặp gỡ của những nghệ sĩ, diễn viên và những người có vị trí trong xã hội.

Những bữa đại tiệc bà chiêu đãi mọi người trở thành huyền thoại. Sau này, khi tuổi đã về già, bà sống cô độc hơn và chẳng muốn ai lưu tới đây. Có một đêm Giáng sinh, bà còn thẳng cổ đuổi một vị khách ra khỏi nhà.

Nhà văn Claude Delay là người bạn thân nhất cuối đời của Coco Chanel. "Một ngày chủ nhật, ông đánh thức bà dậy, dẫn bà ra phố trên chiếc xe Cadillac đen, sau đó lại thân chinh đưa bà về nhà. Đúng trưa hôm đó, bà đã mất. Bà lúc nào cũng ghét những ngày chủ nhật, vì đối với bà đó là ngày trong tuần mà chẳng có ai làm việc" - Clermont-Tonnerre kể lại.

Minh Trang
Theo Telegraph

MỚI - NÓNG