Tôi chọn đào, mai

Hoa đào
Hoa đào
TP - Chủ tịch Hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Nam Á GS-TS Phạm Đức Dương (ảnh của BBC.co.uk) nêu đề cử của ông về quốc hoa.

>> Sen sẽ là quốc hoa?
>> Chọn quốc hoa, không đơn giản

Hoa đào
Hoa đào. Ảnh: Xuân Phú
Bạn chọn hoa nào làm quốc hoa?
  •   Hoa Sen
  •   Hoa Đào
  •   Hoa Mai
  •   Loài hoa khác
  •   Không cần quốc hoa
    

Khi tính chuyện chọn quốc hoa, Tổng thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam nêu căn cứ: “Trong chính sách ngoại giao văn hóa thì quốc hoa, quốc phục là rất cần thiết”. Theo ông, việc chọn quốc hoa vào lúc này đã thật cần thiết hay chưa?

Theo tôi, nếu thấy cần thì làm lúc này cũng được. Bởi trong thời buổi hội nhập, cần có cộng sinh về mặt văn hóa.

Ngày nay không có cái gọi là giữ gìn bản sắc dân tộc một cách bó hẹp. Ta học cái hay cái đẹp của dân tộc khác và quốc hoa nếu xét thấy có cái hay cái đẹp thì cũng nên đưa ra cho bạn bè được biết. Cái đó cũng tăng thêm bản sắc dân tộc. Bởi mỗi dân tộc tùy theo tâm thức của mình mà chọn loài hoa làm quốc hoa. Tất nhiên cũng chỉ mang tính biểu tượng thôi.

Tôi chọn đào, mai ảnh 2

Nếu cần đề cử, ông nghĩ ngay đến loại hoa nào?

Hoa đào, hoặc hoa mai. Đó là những loài hoa mà người Việt Nam tự hào trong những ngày tết. Ngày tết là ngày người ta trưng bày những sắc hoa, những món ăn tiêu biểu, những thức mà người ta ưa thích nhất. Ngày tết mới mang đậm tính dân tộc, còn ngày lễ thì có thể chịu ảnh hưởng của tôn giáo khác. Với ý nghĩa này, hoa đào và hoa mai đều có thể đại diện cho Việt Nam.

Nhưng hoa đào chỉ có ở miền Bắc; mai vàng ở miền Nam còn miền Bắc chỉ có mai trắng. Chưa đạt tiêu chí “được trồng ở hầu khắp các miền đất nước”?

Phải thuyết phục lẫn nhau thôi. Vì văn hoá Việt Nam là văn hoá đa sắc tộc. Mỗi dân tộc có loài hoa tiêu biểu của mình, như hoa ban với người Thái, hoa Pơ-lang với người Tây Nguyên... Mình chọn cái gì đó mang tính chất đồng thuận cao thì tốt. Nếu cần thì có thể hỏi ý kiến các dân tộc, các cộng đồng xem người ta ưng thuận cái gì.

Ông thấy hoa sen thế nào? Vì sen đang nhận nhiều đề cử hơn cả.

Một số tiêu chí chọn quốc hoa (dự thảo, của Bộ VHTT&DL):

Có nguồn gốc hoặc được trồng lâu đời ở Việt Nam; thích nghi và được trồng ở hầu khắp các miền đất nước; thời gian nở hoa quanh năm hoặc kéo dài trong năm; thể hiện được bản sắc văn hoá, truyền thống dân tộc, tinh thần cốt cách, ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam; bền, đẹp về hình thức, màu sắc, hương thơm; có giá trị thẩm mỹ, hội họa; có giá trị văn học nghệ thuật (đã được đưa vào thơ ca, truyền thuyết, lễ hội...), được đại đa số người dân yêu thích, chấp nhận và tôn vinh; không trùng lặp với quốc hoa của các quốc gia khác.

Sen gắn với đời sống tâm linh nhiều hơn, nghiêng về Phật giáo. Phật giáo coi hoa sen là biểu tượng “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Bùn đối với đạo Phật được ví như những dục vọng của con người. Hoa sen sống trong những dục vọng ấy, mọc giữa dục vọng ấy nhưng dục vọng được kiềm chế, không làm ảnh hưởng cái tâm của con người. Ảnh hưởng của Phật giáo vào Việt Nam rất sâu và trở thành truyền thống của dân tộc.

Sen được nhiều người đề cử cũng đúng vì nó là loại hoa chung cho cả ba miền và linh thiêng. Sen được cấy tinh thần của Phật giáo mà lại rất phù hợp gần gũi với người Việt. Ngoài ra sen còn được gắn với Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tháp Mười đẹp nhất hoa sen/Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.

Có người nêu phương án chọn cụm hoa, thế giới cũng có tiền lệ rồi?

Có lẽ thế thích hơn đấy. Vì văn hoá Việt Nam như tôi đã nói, là văn hoá đa sắc tộc. Văn hoá hỗn dung. Người Việt có cái giỏi là tiếp thu những thứ ở bên ngoài rồi biến thành của mình.

Văn hoá lúa nước vẫn được coi là bản sắc của người Việt nhưng văn hoá lúa nước theo kết quả nghiên cứu của tôi, là mô hình mượn của người Tày - Thái ở vùng thung lũng, kết hợp với cư dân Môn Kh’me. Thành ra chấp nhận sự tích hợp, sự hội nhập các dân tộc là hợp lý.

Vậy nếu phải chọn “cụm quốc hoa”, theo ông...

Mai và đào.

Nếu chỉ một mà thôi?

Đào.

Hiện đang có một cuộc bầu chọn, tranh luận khá sôi nổi về quốc hoa trên các diễn đàn mạng. Có diễn đàn lấy hẳn chủ đề “Vote cho quốc hoa” (bầu cho quốc hoa). Sau đây là vài ý kiến:

Mình thấy người Việt Nam hình như không xem trọng vấn đề này cho lắm. Chọn quốc hoa làm biểu tượng cho cả đất nước rất hay, giống như Nhật Bản không chỉ xem anh đào là loài hoa bình thường, mà như một nét văn hóa của họ, để khi đi bất cứ đâu cứ nhắc đến anh đào, trà đạo, samurai, thì lập tức ta liên tưởng tới đất nước này. Mong rằng ngày nào đó hoa sen sẽ trở thành biểu tượng cho dân tộc Việt Nam. (pegauday)

Hoa đào: Chỉ dịp Tết và chỉ có ở miền Bắc, không thể đại diện cho cả đất nước. Hoa mai y như đào, khác cái là ở miền Nam. Hoa bằng lăng và lộc vừng không phổ cập, nhiều người còn không hình dung nổi hình dáng, màu sắc của loài hoa này. Hoa sen đi vào thơ ca, tinh thần, văn hóa của người Việt từ lâu rồi, dễ sống mà ở khắp mọi miền đất nước chỗ nào cũng có. Nhắc đến hoa sen người Việt mình ai cũng có thể hình dung được ra hình dáng, màu sắc nữa kìa. (vimiengcom83)

Theo mình nên là hoa mai vàng, 5 cánh tượng trưng cho khí tiết của người quân tử: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Màu vàng tượng trưng cho chủ quyền của Việt Nam. Hoa mai Việt Nam khác hoa mai Trung Quốc, còn trên quốc kỳ Ấn Độ có hoa sen rồi. (Avril_boy)

Nhìn chung người Nam thích hoa mai, hoa mai cũng thể hiện sự năng động, tươi sáng như nắng vàng phương Nam. Người Bắc lại thích hoa đào. Hoa đào thể hiện sự dịu dàng, đằm thắm, rất đẹp khi khi trời se lạnh và lấm tấm những hạt sương. Tui ở Huế, không trồng được cả hai loại và đều thích cả hai, nhưng thành quốc hoa e không được, do không đại diện cả nước. Hoa sen thì cao quý lại là biểu tượng Phật giáo rất đẹp. Tuy hai nước kia chọn rồi thì mình vẫn chọn được, đâu có sao.

(NXHue.Al) 
MỚI - NÓNG