Trưng bày bảo vật quốc gia 'Đường Kách Mệnh'

Trưng bày chuyên đề Ánh sáng từ "Đường Kách Mệnh". Ảnh: Bảo Hân
Trưng bày chuyên đề Ánh sáng từ "Đường Kách Mệnh". Ảnh: Bảo Hân
TPO - Bảo vật quốc gia “Đường Kách Mệnh” là trung tâm của trưng bày Ánh sáng từ “Đường Kách Mệnh” khai mạc sáng 10/10 tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

“Đường Kách Mệnh” được công nhận Bảo vật quốc gia đợt đầu tiên năm 2012, tập hợp các bài giảng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sử dụng giảng dạy cho đội ngũ cán bộ cách mạng Việt Nam những năm 1925-1927 ở Quảng Châu (Trung Quốc).

Trưng bày bảo vật quốc gia 'Đường Kách Mệnh' ảnh 1  Một trong những bản in đầu tiên của “Đường Kách Mệnh” trở thành bảo vật quốc gia, từng bị mật thám Pháp bắt và lưu giữ Ảnh: Bảo Hân
Ấn phẩm “Đường Kách Mệnh” được xuất bản năm 1927 ở Quảng Châu dưới dạng in thạch. Những bản in đầu tiên được bí mật chuyển về nước từ trước năm 1930. Cuốn sách lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia này chính là một trong những bản gốc in năm 1927. Cuốn sách do cụ Nguyễn Văn Hoan sưu tầm và hiến tặng cho Bảo tàng.
Trưng bày bảo vật quốc gia 'Đường Kách Mệnh' ảnh 2 Hơn 150 hiện vật được giới thiệu dịp này Ảnh: Bảo Hân
TS. Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia nói rằng, đây là lần đầu triển lãm về một bảo vật quốc gia. Tuy nhiên, Bảo tàng chọn hơn 150 hiện vật, tài liệu, hình ảnh liên quan đến cuốn “Đường Kách Mệnh” để chuyển tải ý nghĩa lớn lao của cuốn “Đường Kách Mệnh” cũng như đóng góp to lớn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và thế hệ những "hạt giống đỏ".

Bảo tàng cũng giới thiệu một số hiện vật độc đáo gắn với tên tuổi của một số nhà cách mạng như Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai.

Trưng bày bảo vật quốc gia 'Đường Kách Mệnh' ảnh 3 Chiếc áo của đồng chí Lê Hồng Phong. Ảnh: Bảo Hân
Trưng bày bảo vật quốc gia 'Đường Kách Mệnh' ảnh 4 Áo gối do đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai làm từ vải áo tù gửi tặng mẹ. Ảnh: Bảo Hân
Trưng bày bảo vật quốc gia 'Đường Kách Mệnh' ảnh 5 Chiếc vali của Bùi Ngọc Thành dự lớp huấn luyện chính trị ở Quảng Châu. Chiếc mõ mà ông Văn Tiến Dũng sử dụng để cải trang thành nhà sư. Ảnh: Bảo Hân
MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.