Văn minh Hy-La - nền tảng vững chắc của văn minh phương Tây – Kỳ II

Sự thành công của nền văn minh Hy-La được kiến tạo nên từ những giá trị cốt lõi như sự hiểu biết, nỗ lực học hỏi và sáng tạo không ngừng nghỉ cùng chiến lược đúng đắn - tinh thần đoàn kết và tầm ảnh hưởng rộng lớn.
 
Văn minh Hy-La - nền tảng vững chắc của văn minh phương Tây – Kỳ II ảnh 1  
  
Văn minh Hy-La - nền tảng vững chắc của văn minh phương Tây – Kỳ II ảnh 2  
  
   
Văn minh Hy-La - nền tảng vững chắc của văn minh phương Tây – Kỳ II ảnh 3  

Bất cứ một quốc gia, dân tộc hưng thịnh hay suy vong đều phụ thuộc đáng kế vào tầm nhìn chiến lược đúng đắn, linh hoạt nhằm tìm ra phương thức đúng đắn để chấn hưng đất nước. Ở nền văn minh Hy-La chiến lược là một trong những yếu tố có tính quyết định trong ở mỗi giai đoạn của lịch sử.

Văn minh Hy-La - nền tảng vững chắc của văn minh phương Tây – Kỳ II ảnh 4  

Trước khi văn minh Hy Lạp cổ bước vào thời kỳ hưng thịnh, nơi này từng trải qua quá trình tiến hóa xã hội và nhà nước Hy Lạp chiếm hữu nô lệ. Sự ra đời, củng cố, hưng thịnh, cuối cùng là suy tàn của nhà nước chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp luôn gắn liền với cuộc đấu tranh giai cấp.

Trong thời Homer, mỗi cộng đồng làng xã nhỏ độc lập với sự kiểm soát từ bên ngoài, những quyền binh về chính trị ít đến mức không thể nói rằng nhà nước từng tồn tại. Khi nhà vua không thể thực thi pháp luật cũng như kiểm soát công lý, mà chỉ có thể cai quản quân đội và các thầy tu. Khi tập quán thay cho luật pháp và sự kiểm soát công lý là sự kiểm soát cá nhân.

Thể chế dân chủ đầu tiên trên thế giới được sinh ra ở thành Athens nước Hy Lạp. Đến khi nhà nước Hy Lạp cổ đại xuất hiện dưới dạng những quốc gia thành bang. Trong hàng chục quốc gia thành thị của Hy Lạp thì Athens có hình thức nhà nước dân chủ điển hình và giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Hy Lạp cổ đại. Ra đời trên cơ sở tan rã của xã hội thị tộc, nhà nước dân chủ chủ nô Athens dân chủ hóa và hoàn thiện qua những cải cách: Solon và Cleisthenes.

Hai thành bang tiêu biểu là Athens và Sparta, ở đỉnh cao quyền lực mỗi thành bang có dân số khoảng 400.000 người. Ở nhà nước Sparta chú trọng đến việc phát triển quân sự mà không quan tâm đến kiến thiết các phương diện khác. Sparta rất thượng võ, chuyên đào tạo thanh niên thành những người tự tin, can đảm, bền sức. Để có thể khống chế lực lượng nô lệ đông đảo, người Sparta đặt ra một chế độ huấn luyện quân sự vô cùng nghiêm ngặt. Quân đội Sparta bắt đầu sử dụng binh lực hùng mạnh để uy hiếp các thành bang lân cận, không ngừng mở rộng thế lực của mình. Ở Sparta, tổ chức kinh tế nhằm mục đích là tính hiệu quả quân sự và uy thế của gia cấp công nhân. Thương mại và công nghiệp đều do tư nhân kiểm soát, buộc phải đóng góp cho chủ nô và đặc quyền chính trị chỉ dành riêng cho tầng lớp quý tộc cha truyền con nối.

Văn minh Hy-La - nền tảng vững chắc của văn minh phương Tây – Kỳ II ảnh 5  

Còn Athens - thành bang, dân quốc cũng là trung tâm nghệ thuật, văn học, kiến trúc vĩ đại có nhiều đóng góp cho nền văn minh này. Cuối thế kỷ thứ VI đầu thế kỷ thứ V, người Hy Lạp đã thách thức và đứng vững trước thế lực hùng hậu của đế chế Ba Tư không chỉ một lần mà nhiều lần. Đặc biệt trong trận Marathon và Platanea là những chiến thắng vĩ đại mà người Hy Lạp gọi là “Hoplite” – biểu thị chiến thắng được bắt nguồn từ sức mạnh tinh thần của cộng đồng. Đội quân Hoplite – một trong những đội quân nổi tiếng, có ảnh hưởng nhất và thành lập sớm lớn nhất trong lịch sử đã sử dụng chiến thuật đội hình sát cánh Phalanx để đánh bại mọi kẻ thù. Sau những chiến thắng đã hình thành một ý thức mơ hồ rằng thà hy sinh còn hơn sống đời nô lệ, rằng sẽ thật ý nghĩa khi đối diện với cái chết không chỉ cho gia đình mình mà cho tất cả mọi gia đình, và lòng nhân đạo chung hay tinh thần Hy Lạp chung giữa họ còn quan trọng hơn là những phong tục và thành kiến địa phương. Bởi vậy, nền chính trị dân chủ Athens vừa là một liều thuốc kích thích cho nền văn minh nhân loại, vừa là vực thẳm của nô dịch và tội ác. Nó là một viên ngọc vô giá trong kho tàng văn minh nhân loại, nhưng cũng gây nên nỗi oán hận cho các nước phụ thuộc, dân tộc phụ thuộc, đấy cũng chính là hạn chế lớn nhất của nền chính trị dân chủ Athens.

Hy Lạp cổ đại bao gồm rất nhiều thành bang, trong đó thành bang tiêu biểu là Athens, vì vậy về mặt luật pháp tình hình ở Athens cũng tương đối tiêu biểu. Điều đáng chú ý là việc ban hành luật pháp ở Athens thường là kết quả của sự đấu tranh của quần chúng và thường gắn liền với những cải cách về chính trị, hiến pháp và luật Dracon - bộ luật này có những hình phạt rất khắc nghiệt, có khi chỉ ăn cắp cũng bị xử tử. Việc ban bố luật Dracon không giải quyết được các mâu thuẫn trong xã hội vì đạo luật này không đề cập đến vấn đề cải cách xã hội. Do đó quần chúng lại tiếp tục đấu tranh, yêu cầu của quần chúng lúc bấy giờ là phải "làm thế nào để giải phóng con nợ khỏi những món nợ, chia lại ruộng đất, hơn nữa phải cải cách trật tự đang tồn tại". Trước tình hình đó, năm 594 TCN, tầng lớp quý tộc phải nhượng bộ bằng cách cử Solo làm quan chấp chính và giao cho ông nhiệm vụ cải tổ lại chế độ chính trị của Athens. Với cuộc cải cách của Solo như phế bỏ chế độ nô dịch, nâng cao quyền lực của Công dân đại hội, điều chỉnh quan hệ lợi ích giữa các giai tầng khác nhau trong xã hội, xây dựng nền tảng cho chế độ chính trị dân chủ Athens - đề cao và bảo đảm những quyền lợi kinh tế, chính trị của những công dân tự do. Thiết chế đó được phát triển trong hòa bình, dân chủ được phát huy cao nhất trong các thành bang. Dân chủ là một trong những sản phẩm tiến bộ của người Hy Lạp giúp mỗi cá thể có ý thức hơn với cộng đồng, xã hội.

Nhưng sau cuộc nội chiến, Hy Lạp bị vua Philippe xứ Macedonie xâm chiếm. Dân tộc La Tinh ở trung bộ Châu Âu tiến xuống bán đảo Ý (Italia), dựng lên La Mã ở thế kỷ thứ VIII TCN, học được văn minh của người Etrusque và Hy Lạp rồi dần hùng cường, chiếm trọn được bán đảo Ý (Italia). Họ chiến thắng được là nhờ gan dạ, bền bĩ, có kỷ luật và nhất là có óc tổ chức. Họ cần diệt thành phố Carthage - một thành phố giàu nhờ thương mại để bánh trướng thế lực. Sau ba hồi chiến tranh gay go, mặc dầu Carthage có một vị tướng đại tài là Hannibal, họ đã thắng được và san phẳng thành phố ấy. Từ đó chiếm hết các miền ở ven Địa Trung Hải. Bên cạnh đó, họ cai trị thuộc địa rất khéo, dùng chính sách chia để trị, cho miền này ảnh hưởng quyền lợi hơn nhiều vùng khác để các miền giành nhau phụng sự. Những nơi ở xa thì họ chia thành từng tỉnh đặt dưới quyền một quan cai trị. Dân thuộc địa được giữ phong tục, tôn giáo, tiếng nói nhưng thường bị quan lại La Mã bóc lột.

Văn minh Hy-La - nền tảng vững chắc của văn minh phương Tây – Kỳ II ảnh 6  

Đến thế kỷ V TCN, nhà nước La Mã bắt đầu được thành lập, kế thừa và phát triển nền văn minh Hy Lạp, La Mã chinh phục Hy Lạp và tiếp đó chinh phục các nước ảnh hưởng văn hóa Hy Lạp ở phương Đông, trở thành đế quốc rộng lớn hùng mạnh ở phương Tây, nên văn minh La Mã ảnh hưởng sâu sắc không chỉ về văn hóa nghệ thuật mà ở hình thức cai trị. Nhà nước La Mã thành lập đã cho ban hành bộ luật thành văn đầu tiên Luật 12 bảng trên cơ sở kế thừa và tham khảo luật Solon của người Hy Lạp ra đời vào năm 514 TCN, lúc đầu bộ máy nhà nước ở La Mã gồm có Viện Nguyên lão, Đại hội nhân dân và quan chấp chính. Nội dung bộ luật khá rộng rãi và tiến bộ, nó chống lại sự xét xử độc đoán của quý tộc, bảo vệ quyền lợi. Nội dung của luật 12 bảng chỉ mới đề cập đến một số mặt trong đời sống xã hội, nhiều mức hình phạt quy định quá khắc nghiệt, nhưng nó có tác dụng hạn chế sự xét xử độc đoán của quý tộc, đồng thời đặt cơ sở cho sự phát triển của luật pháp ở La Mã cổ đại đến thời trung đại và cận đại có ảnh hưởng rất lớn ở châu Âu.

Trong giai đoạn của nền cộng hòa đầu tiên, La Mã trải qua một số thay đổi về chính trị đáng kể. Cách mạng lật đổ chế độ quân chủ là một cuộc cách mạng bảo thủ, mục đích thay thế hai tổng tài được chọn cho nhà vua và tôn vinh vị trí của Viện nguyên lão bằng cách trao quyền kiểm soát công quỹ và quyền phủ quyết tất cả các hành động của Hội đồng lập pháp.

Cộng hòa La Mã tồn tại trong hơn 2 thế kỷ sau khi được thiếp lập chiến tranh thường xuyên. Quân đội La Mã là một trong những đội quân hùng mạnh nhất châu Âu, cuối thời Cộng Hoà La Mã lên đến hơn 50 binh đoàn. 3 trụ cột chính: 8 đội vệ quân Hoàng đế, khoảng 30 binh đoàn địa phương và lực lượng hải quân. Thời kỳ đầu, quân đội chỉ tuyển người Roma, sau đó mở rộng và tiếp nhận thêm người Ý, người Gaul. Xây dựng, khai mỏ, luyện kim và khoảng 268 hiệp hội ngành nghề. Các ngành kinh tế phục vụ quân đội phát triển mạnh. Nhưng từ thế kỷ thứ II, Đế quốc La Mã có nhiều tranh giành quyền lực và suy yếu.

Thời kì Đế chế ở La Mã từ thế kỉ I TCN đến thế kỉ V. Do sử dụng chiến tranh để mở rộng bờ cõi nên vai trò các tướng lĩnh ở La Mã ngày càng tăng, xu hướng độc tài đã xuất hiện. Đến thế kỉ I TCN nền cộng hoà La Mã đã bị xoá bỏ. Thế kỉ III TCN, chính quyền La Mã bắt đầu bước vào giai đoạn suy yếu.

Ở La Mã theo chế độ quân chủ, quyền lực của nhà vua. Người La mã từ đầu dường như quan tâm đến quyên binh và tính ổn định nhiều hơn tự do hoặc chế độ dân chủ. Thành phố - thành bang của họ cơ bản áp dụng quan điểm gia đình theo chế độ gia trưởng cho toàn bộ cộng đồng, vua có quyền xét xử đối với thần dân. Ngoài vương quyền, sự cai trị của người La Mã thời điểm này còn có Hội đồng lập pháp và Viện nguyên lão.

Cuộc chiến đầu tiên và quan trọng nhất là Carthage - một đế quốc hàng hải lớn, trải dài từ bờ biển bắc châu Phi, từ Numidia đến eo Gibraltar vào thế kỷ thứ IX. Thế kỷ VI thuộc địa này cắt đứt quan hệ với mẫu quốc, dần phát triển và trở thành một quốc gia giàu có và hùng mạnh. Nhưng người La Mã không thể duy trì được thắng lợi này lâu bởi lòng tham và kiêu ngạo.

Năm 218 TCN, người La Mã xem thường nỗ lực của người Carthage như mối đe dọa quyền lợi và phản ứng lại bằng cách tuyên chiến. Cuộc chiến kéo dài trong thời gian 16 năm, mặc dù thoát cuộc đại bại nhưng phải từ bỏ tất cả đất đai ngoại trừ thủ đô và lãnh thổ bao quanh thành phố ở châu Phi và bồi thường 10.000 talent. Lòng thù hận và tham lam của La Mã đạt mức cao nhất vào khoảng giữa thế kỷ II TCN. Đến năm 476 TCN hoàng đế cuối cùng Romulus Augaustulus - thủ lĩnh man rợ của La Mã bị phế truất, đánh đấu cho sự kết thúc lịch sử La Mã.

Văn minh Hy-La - nền tảng vững chắc của văn minh phương Tây – Kỳ II ảnh 7  

(Đón đọc nội dung tiếp theo: Văn minh Hy-La - nền tảng vững chắc của văn minh phương Tây – Kỳ III.)

MỚI - NÓNG
Lốc xoáy làm lật thuyền, hai người mất tích
Lốc xoáy làm lật thuyền, hai người mất tích
TPO - Vào tối 17/4, trên địa bàn huyện Sìn Hồ (Lai Châu), do ảnh hưởng của mưa lớn kèm gió lốc lật thuyền, hai người mất tích. Mưa lớn kèm gió lốc cũng gây thiệt hại hơn 1 tỷ đồng đến tài sản của Nhà nước và nhân dân.