Văn minh Hy-La - nền tảng vững chắc của văn minh phương Tây – Kỳ III

Sự thành công của nền văn minh Hy-La được kiến tạo nên từ những giá trị cốt lõi như sự hiểu biết, nỗ lực học hỏi và sáng tạo không ngừng nghỉ cùng chiến lược đúng đắn - tinh thần đoàn kết và tầm ảnh hưởng rộng lớn.
Văn minh Hy-La - nền tảng vững chắc của văn minh phương Tây – Kỳ III ảnh 1  
  
Văn minh Hy-La - nền tảng vững chắc của văn minh phương Tây – Kỳ III ảnh 2  
  
  
Văn minh Hy-La - nền tảng vững chắc của văn minh phương Tây – Kỳ III ảnh 3
 

Văn minh Hy-La vô cùng xán lạn là nền tảng vững chắc cho văn minh phương Tây và cơ sở của văn minh Tây Âu – châu Âu cận hiện đại.

Trong diễn trình lịch sử, Hy Lạp cổ đại là khởi đầu của lịch sử văn minh phương Tây. Xuất hiện muộn hơn các nền văn minh khác nhưng nhờ tiếp thu được nhiều giá trị từ Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại nên nền văn minh này vẫn phát triển mạnh mẽ và mang nhiều dấu ấn riêng biệt.

Văn minh Hy-La - nền tảng vững chắc của văn minh phương Tây – Kỳ III ảnh 4
 

Đại diện cho nền văn minh rực rỡ ấy chính là những cư dân sinh sống trên bán đảo Hy Lạp, các đảo trong vùng biển Aegean, vùng duyên hải Địa Trung Hải, nam Italya và Thrace. Thời kỳ này, đã có hàng trăm quốc gia thành bang được hình thành, tuy chưa bao giờ đi đến thống nhất về mặt chính trị, nhưng lại tương đối thống nhất với nhau về mặt dân tộc, ngôn ngữ, văn hóa, phong tục. Những người Hy Lạp đã đi được rất xa so với những nền văn minh khác không chỉ trên con đường nghệ thuật và văn hóa mà còn về chính trị, quân sự. Do đó, không chỉ là khởi nguyên của lịch sử Hy Lạp cổ đại, bán đảo Hy Lạp còn là cái nôi sản sinh của nền văn minh phương Tây. Một trong những đặc điểm nổi bật của bán đảo Hy Lạp cổ là nằm cạnh Bắc Phi và Tây Á. Điều này đã tạo nên một mối quan hệ mật thiết giữa Hy Lạp cổ đại và vùng Tiểu Á, cũng là nguyên nhân biến khu vực này trở thành nơi được tiếp thu nền văn minh nông nghiệp và đồng đen đến từ Tây Á sớm nhất châu Âu.

Mặt khác, đất đai Hy Lạp không được phì nhiêu, không thuận lợi cho việc trồng cây lương thực, địa hình lại còn bị chia cắt thành nhiều vùng đồng bằng nhỏ hẹp nên người Hy Lạp cổ phải tận dụng những dải đất ven sông hoặc chạy dọc theo các sườn núi, vùng duyên hải và các đồng bằng nhỏ cho việc canh tác nông nghiệp. Cây trồng chủ yếu là lúa đại mạch, lúa mì, ô liu, nho và các loại rau xanh. Do tình trạng đất chật người đông, lương thực luôn trở thành vấn đề bức thiết. Ngay từ rất sớm, xu hướng mở rộng lãnh thổ, xâm chiếm ra bên ngoài đã hình thành trong tư tưởng của người Hy Lạp cổ đại.

Nhưng bù lại, Hy Lạp có nhiều vũng, vịnh, thuận lợi cho việc xây dựng hải cảng nên người Hy Lạp khai thác triệt để nhằm đẩy mạnh hoạt động mậu dịch với các quốc gia khác trên thế giới, cùng với việc tiếp thu những tư tưởng mới từ đó thúc đẩy ngành thương nghiệp phát triển mạnh mẽ. Ở đây còn có nhiều khoáng sản dễ khai thác như đồng, vàng, bạc… tạo điều kiện thuận lợi cho nghề luyện kim và buôn bán. Do đó, kinh tế Hy Lạp cổ đại chú trọng phát triển về công, thương nghiệp hơn nông nghiệp, nhất là buôn bán đường biển. Đây chính là nguyên nhân quan trọng giúp nền văn minh Hy Lạp cổ đại tuy phát triển sau văn minh Ai Cập, nhưng người Hy Lạp trong quá trình ngang dọc trên Địa Trung Hải cũng nhanh chóng tiếp thu được nhiều điều hay từ Ai Cập và Lưỡng Hà.

Văn minh Hy-La - nền tảng vững chắc của văn minh phương Tây – Kỳ III ảnh 5
 

Trong các dân tộc sống ở thời kỳ cổ đại, dân tộc Hy Lạp đại diện cho tinh thần của người phương Tây. Người Hy Lạp ca ngợi con người như một sinh vật quan trọng nhất của vũ trụ và không chịu phục tùng sự sai khiến của các thầy tu, bạo chúa hay kiêm nhường thần thánh. Họ tôn vinh tinh thần tự do tìm kiếm và đặt kiến thức lên trên niềm tin. Chính tư tưởng này đã đưa nền văn minh Hy Lạp lên đỉnh cao nhất trong thế giới cổ đại.

Văn minh Hy Lạp cổ đại đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngôn ngữ, chính trị, hệ thống giáo dục, triết học, khoa học, nghệ thuật và kiến trúc của thế giới cận đại, thúc đẩy phong trào Phục Hưng tại Tây Âu cũng như làm sống lại các phong trào tân Cổ điển tại châu Âu và châu Mỹ thế kỷ XVIII và XIX. Dưới thời Vua Alexandros Đại đế của Vương quốc Macedonia, người Hy Lạp đã có những cuộc bành trướng rộng khắp sang Ai Cập, Ba Tư và Ấn Độ. Những cuộc chinh phục của ông đã dẫn tới sự định cư và thống trị của người Hy Lạp tại nhiều vùng đất xa xôi, từ đó, ảnh hưởng văn hóa của Hy Lạp càng lan rộng hơn bao giờ hết.

Trước khi vinh quang Hy Lạp bắt đầu phai mờ, thì một nền văn minh khác – văn minh La Mã - bắt nguồn từ văn minh của người Hy Lạp đã nhen nhóm hình thành trên hai bờ sông Tiber ở Italy. Khi quyền lực La Mã tăng dần và dần khẳng định uy thế đối với thế giới văn minh, vinh quang Hy Lạp đã trở thành ký ức.

Văn minh Hy-La - nền tảng vững chắc của văn minh phương Tây – Kỳ III ảnh 6
 

Văn minh La Mã được hình thành trên bán đảo Ý (Italia). Đây là một dãi đất dài và hẹp giống hình chiếc ủng vươn dài từ lục địa ra biển Địa Trung Hải với diện tích khoảng 300.000km2. Không chỉ kế thừa văn minh của người Hy Lạp thời cổ đại, người La Mã còn có những đóng góp đáng kể, tạo thành nền văn minh đặc sắc riêng của mình.

Về đặc điểm cư dân, những người có mặt sớm nhất ở trên bán đảo Ý (Italia) được gọi là Italiot, trong đó bộ phận sống trên đồng bằng Latium được gọi là người Latinh, ngoài ra còn có một số nhỏ người gốc Gôloa, gốc Hy Lạp.

Nơi này có nhiều đồng bằng, tương đối thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, trong lòng đất lại chứa nhiều khoáng sản, thuận lợi cho nghề luyện kim. Địa hình ở đây không bị chia cắt, tạo điều kiện cho sự thống nhất. Bờ biển ở phía nam bán đảo có nhiều vịnh, cảng tạo điều kiện để phát triển thương nghiệp, tuy nhiên người La Mã không tận dụng được lợi thế này.

Trong phần lớn chiều dài lịch sử, người La Mã sống chủ yếu bằng nghề nông do có điều kiện tiếp xúc với những nền văn minh phát triển sớm ở phương Đông. Họ không hứng thú với sự tìm tòi tri thức qua việc mua bán, trao đổi với các dân tộc khác. Đó là một trong những lý do khiến nền văn minh La Mã có tầm ảnh hưởng hạn hẹp hơn Hy Lạp. Bởi người La Mã tập trung vào các chiến dịch quân sự gần như từ lúc họ định cư trên vùng đất Ý (Italia), nguyên nhân bởi họ buộc phải bảo vệ mình chống lại những cuộc xâm lược của ngoại bang trong suốt tiến trình lịch sử.

Để hiểu sâu sắc về sự hưng thịnh và suy vong của các nền văn minh Hy Lạp và La Mã phải kể đến hai bộ phim kinh điển là “Alexander Đại Đế”, “Spartacus” thuộc tủ phim Nền tảng đổi đời do Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ tuyển chọn từ những bộ phim hay nhất của mọi thời đại. Ngoài ra, để hiểu biết mang tính chất nền tảng về các nền văn minh của nhân loại và hiểu sâu sắc hơn về nền văn minh Hy Lạp -La Mã, Nhà Sáng lập – Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ tâm huyết, cẩn trọng, tuyển chọn từ hàng triệu cuốn sách, từ hàng ngàn tấm gương danh vĩ nhân thành công nhất của nhân loại với các tác phẩm tiêu biểu viết về lịch sử văn minh nhân loại như: “Nguồn gốc văn minh” (Will Durant), “Văn minh phương Tây và phần còn lại của thế giới” (Niall Ferguson), “Sự va chạm của các nền văn minh và sự tái lập trật tự thế giới” (Samuel Huntington), “Nền văn minh và sự bất mãn của nó” (Sigmund Freud), “Lược sử loài người” (Yuval Noah Harari), “Những ghi chép của Hippocrates” (Hippocrates)… cùng nhiều cuốn sách quý khác. Tủ sách nền tảng Đổi đời gồm hơn 100 đầu sách quý, thấm đẫm tư duy biện chứng, tuần hoàn liên thông từ lập thuyết đến thực hành, hợp nhất tinh hoa của toàn thể nhân loại về 12 lĩnh vực căn cốt nhất: Khoa học, Triết học, Huyền học, Y học, Võ học, Kinh tài học, Chính trị học, Đạo đức học, Xã hội học, Mỹ học, Âm thanh học và Ngôn ngữ học nhằm khuyến khích việc học hỏi, tiếp thu và ứng dụng tinh hoa tri thức nhân loại. Từ đó, chuyển hóa sức mạnh tri thức thành sức mạnh vật chất, sức mạnh thể chất và sức mạnh tinh thần giúp mỗi cá nhân rút ngắn con đường đi đến thành công và hạnh phúc đích thực.

Văn minh Hy-La - nền tảng vững chắc của văn minh phương Tây – Kỳ III ảnh 7
 

Văn minh không phải bất tử và cũng không thể đột nhiên vươn đến đỉnh cao mà phải phát triển từng bước một, có tính chất kế thừa ở mỗi thế hệ. Sự thành công của nền văn minh Hy-La được kiến tạo nên từ những giá trị cốt lõi như sự hiểu biết, nỗ lực học hỏi và sáng tạo không ngừng nghỉ cùng chiến lược đúng đắn – tinh thần đoàn kết và tầm ảnh hưởng rộng lớn. Nhưng cuối cùng, nền văn minh ấy cũng lụi tàn khi một trong những giá trị cốt lõi mất đi hoặc gián đoạn trong một thời gian dài. Nguyên nhân không chỉ bởi sự suy đồi, ích kỷ, mù quáng của con người khiến sự ảnh hưởng không còn; khi học hỏi còn hạn chế, thiên lệch không đồng nhất giữa các lĩnh vực trong đời sống xã hội; thêm vào đó là tầm nhìn hạn hẹp còn thiên về lợi ích cá nhân hơn quốc gia, dân tộc và không tìm được sự đồng điệu, gắn kết tinh thần của cả cộng đồng, mà thay vào đó những cuộc nội chiến, chiến tranh xâm lược để phân chia quyền lực và ảnh hưởng đã kéo cả hai nền văn minh cổ đại xuống bờ vực thẳm. Dẫu vậy, nền văn minh Hy-La đã đóng góp cho nhân loại nhiều phát kiến vĩ đại, tạo nền tảng vững chắc, có tầm ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của văn minh phương Tây cổ đại trong suốt chiều dài lịch sử của châu Âu. Bởi đến giờ con người vẫn không ngừng học hỏi, bổ sung và hoàn thiện những tri thức từ những nền văn minh này; đảm bảo sự đi lên của tinh hoa nhân loại, bởi sự thịnh vượng của nhân loại không chỉ đến từ một nền tảng mà phải đến từ tư duy luôn vận động và phát triển.

Văn minh Hy-La - nền tảng vững chắc của văn minh phương Tây – Kỳ III ảnh 8
 

(Đón đọc kỳ sau: Văn minh Ai Cập – một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại.)

MỚI - NÓNG