Xem ảo thuật gia Hàn Quốc diễn và K-Tigers múa Taekwondo

Giám đốc Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam ( ngoài cùng bên phải) và các nghệ sỹ Hàn Quốc. ( Ảnh: L.A)
Giám đốc Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam ( ngoài cùng bên phải) và các nghệ sỹ Hàn Quốc. ( Ảnh: L.A)
TPO - Ngày 24/11, một ngày trước lễ khai mạc Lễ hội văn hóa Hàn Quốc 2016, các nghệ sỹ Hàn Quốc đã có mặt tại Hà Nội và trình diễn một số tiết mục tiêu biểu cho báo giới xem, trong đó có ảo thuật gia Kim Jung Soo và nhóm biểu diễn Taekwondo K-Tigers.

Mở đầu cuộc họp báo tại Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam, tân giám đốc Lee Dae Joong đã gây ấn tượng bằng những câu tiếng Việt mà ông vừa học được trong ba tháng. Ông cho biết, Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam là trung tâm văn hóa thứ 9 trong số 31 trung tâm văn hóa Hàn Quốc tại nước ngoài và là trung tâm văn hóa đầu tiên tại Đông Nam Á.  

10 năm qua, Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam đã hoàn thành sứ mệnh kết nối trái tim người dân hai nước thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa. Ông cho biết, trong nhiệm kỳ tới của mình tại Việt Nam, bên cạnh việc giới thiệu văn hóa Hàn Quốc, ông mong muốn giới thiệu nhiều hơn nữa văn hóa Việt Nam tới người dân Hàn Quốc.

Về lễ hội “Kết nối trái tim” diễn ra ngày 25/11 và 26/11 tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, ông cho biết, không gian tại đây có sức chứa 10.000 – 12.000 người với các sân khấu mở để các nghệ sỹ và người yêu văn hóa Hàn Quốc được hòa vào nhau, tạo sự gần gũi. Đặc biệt, chương trình “After party” diễn ra từ  21g30- 22g00 ngày 26/11 sẽ là phần kết thúc sôi động với màn trình diễn của DJ Hàn Quốc và sự tham gia của tất cả các nghệ sỹ tham gia chương trình và khán giả.

Trong hai ngày lễ hội, bên cạnh các chương trình biểu diễn của các ngôi sao Việt Nam – Hàn Quốc như  biểu diễn Taekwondo của nhóm K-Tigers, các ngôi sao  nhạc phim Hàn Quốc K-will,  nghệ sỹ Erik, Hạnh Sino, các trò chơi trúng thưởng như nhảy dây, nhảy K-pop cùng các phần thi trình diễn áo dài hanbok và áo dài Việt Nam, các phần thi tài năng nhảy, múa, thi trang phục dạ hội bằng giấy Hanji sẽ góp phần làm lễ hội phong phú và sôi động.

Chương trình  từ 13g- 17g ngày 26/11 có nhiều hoạt động dành cho giới trẻ và những người yêu mến văn hóa Hàn Quốc qua các gian hàng trải nghiệm như hanbok, hanji ( giấy truyền thống Hàn Quốc), Hangeul (  tiếng Hàn) và ẩm thực Hàn Quốc với các món yêu thích như kimbab, bánh gạo cay…

Xem ảo thuật gia Hàn Quốc diễn và K-Tigers múa Taekwondo ảnh 1

Ảo thuật gia Kim Jung Soo đang biểu diễn tráo lá bài. ( Ảnh: L.A)

Xem ảo thuật gia Hàn Quốc diễn và K-Tigers múa Taekwondo ảnh 2

Màn đồng diễn của nhóm K-Tigers. ( Ảnh: L.A)

Tại cuộc họp báo, ảo thuật gia Kim Jong Soo đã trình diễn hai màn ảo thuật vui nhộn trong số các tiết mục mà anh mang tới Việt Nam lần này. Đó là tráo quân bài và nút thắt tình yêu. Các tiết mục còn lại, anh xin được giữ bí mật cho tới tối 26/11.  Nghệ sỹ Kim Jong Soo cho biết, anh vừa tham gia chương trình quảng bá Thế vận hội Mùa đông 2018 diễn ra tại Hàn Quốc và cũng bận rộn chuẩn bị cho chương trình biểu diễn vào Lễ giáng sinh này tại Hàn Quốc. Anh cho biết, anh rất hứng khởi khi được mời tới biểu diễn tại Việt Nam và hy vọng có dịp trở lại.   

Nhóm biểu diễn Taekwondo K-Tiger có 5 thành viên tới Việt Nam biểu diễn lần này. Có một thành viên đã từng tới Đà Nẵng biểu diễn, còn các thành viên khác đều lần đầu tới Việt Nam. Họ cho biết, vừa tới Việt Nam và  đã được thưởng thức món phở Việt. Ai cũng thích phở và cho biết, có thể ăn ngày nào cũng được.

K-Tigers là nhóm Taekwondo  tiêu biểu và có quy mô lớn nhất thế giới của Hàn Quốc với hơn 2.000 buổi diễn tại hơn 100 thành phố trên thế giới với đông đảo người hâm mộ. Bên cạnh các tiết mục biểu diễn kỹ thuật cực khó của Taekwondo như công phá hay đá xoay trên không, nhóm còn có các tiết mục biểu diễn không lời như một vở kịch hay những màn đồng diễn kết hợp với Hallyu, Kpop.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.