Ý nghĩa của 'Mâm cơm tri ân' dâng lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Tỉnh Phú Thọ vận động mỗi gia đình có một “mâm cơm tri ân” do gia đình tự chuẩn bị để tưởng nhớ, tri ân công đức tổ tiên chung của dân tộc.
Tỉnh Phú Thọ vận động mỗi gia đình có một “mâm cơm tri ân” do gia đình tự chuẩn bị để tưởng nhớ, tri ân công đức tổ tiên chung của dân tộc.
TPO - Điểm mới của Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay, tỉnh Phú Thọ vận động mỗi gia đình có một “mâm cơm tri ân” do gia đình tự chuẩn bị để tưởng nhớ, tri ân công đức tổ tiên chung của dân tộc.

Theo tâm linh của người Việt Nam, các Vua Hùng là thánh nhân, là người có công dựng nước, là thần linh bảo vệ cho cả cộng đồng. Cứ mỗi dịp tới ngày Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3, tất cả những người con đất Việt trên khắp thế giới đều hướng về ngày lễ chung toàn dân tộc - ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.    

Có một nghi lễ không thể thiếu trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên dù là ở gia đình nhỏ hay lễ trọng của dân tộc thì việc dâng lễ vật lên ban thờ trong đó có mâm cơm là một nghi lễ vô cùng quan trọng của người Việt. Mâm cơm cúng giỗ có quy mô vượt lên trên một mâm cơm bình thường, nó thể hiện sự thành kính của người sống với người đã khuất cũng như nhằm tri ân với tổ tiên.
Ý nghĩa của 'Mâm cơm tri ân' dâng lễ Giỗ Tổ Hùng Vương ảnh 1 Phần lễ rước kiệu sáng ngày 12/4 (tức ngày 8/3 Âm lịch).
Điểm nhấn của Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng 2019 là Ban tổ chức đã có chủ trương vận động các gia đình trên địa bàn tỉnh có "mâm cơm tri ân" do gia đình tự chuẩn bị, đảm bảo trang nghiêm, đầm ấm để tưởng nhớ, tri ân công đức tổ tiên chung của dân tộc vào thời điểm Chủ lễ đọc Chúc văn trên đền Thượng (khoảng từ 6h - 7h30 sáng ngày 14.4 dương lịch).

Đồng thời các địa phương trong tỉnh - nơi có đền thờ Hùng Vương và các danh nhân, danh tướng thời Hùng Vương cũng đồng loạt tổ chức dâng hương cùng thời gian tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ dâng hương tại Đền Thượng trên núi Nghĩa Lĩnh theo nghi lễ truyền thống.

Ý nghĩa của 'Mâm cơm tri ân' dâng lễ Giỗ Tổ Hùng Vương ảnh 2 Hàng nghìn du khách về tham gia Giỗ Tổ Hùng Vương.
Bên cạnh đó, Ban Tổ chức Lễ hội đền Hùng cũng quyết tâm tiếp tục giữ mục tiêu “5 không” tại Lễ hội, đó là: Không có người ăn xin, ăn mày; không ùn tắc giao thông; không chèo kéo khách và xảy ra tình trạng giá cả, dịch vụ mang tính "chặt chém"; không có những hành vi phản cảm trong lễ hội và không để mất vệ sinh môi trường ở khu vực lễ hội và các khu vực công cộng khác tại Đền Hùng.

Dịp này, Ban tổ chức cũng tổ chức nhiều hoạt động quảng bá hai di sản đã được UNESCO vinh danh là Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và hát Xoan.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.