Nhà sách Tiền Phong tại Hải Dương, một không gian văn hoá

Nhà sách Tiền Phong tại Hải Dương, một không gian văn hoá
TPO - Nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và năm Thanh niên 2011, Báo Tiền Phong, Cty CP Tiền Phong và Tỉnh Đoàn Hải Dương đã đầu tư và đưa vào hoạt động Nhà sách Tiền Phong tại 326 Nguyễn Lương Bằng, TP Hải Dương.
Các đại biểu cắt băng khánh thành Nhà sách Tiền Phong Hải Dương. Ảnh: Hồng Vĩnh
Các đại biểu cắt băng khai trương Nhà sách Tiền Phong Hải Dương. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Ngay từ buổi sáng cắt băng khai trương, 8-4-2011, Nhà sách Tiền Phong đã được đông đảo nhân dân, bạn đọc trẻ là đoàn viên, thanh niên và học sinh sinh viên đón nhận nồng nhiệt.

Mặc dù đến 10 giờ sáng 8-4-2011, buổi lễ cắt băng khai trương nhà sách mới chính thức diễn ra nhưng từ rất sớm đã có rất nhiều người đọc đủ mọi lứa tuổi tập trung bên ngoài tòa nhà số 326 Nguyễn Lương Bằng, thành phố Hải Dương, nơi đã biến thành một nhà sách lớn, hiện đại.

nhà báo Đoàn Công Huynh - Tổng Biên tập báo Tiền Phong, Chủ tịch HĐQT Cty CP Tiền Phong phát biểu tại lễ khai trương. Ảnh: Hồng Vĩnh
Nhà báo Đoàn Công Huynh - Tổng Biên tập báo Tiền Phong, Chủ tịch HĐQT
Cty CP Tiền Phong phát biểu tại lễ khai trương. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Khai mạc buổi lễ, nhà báo Đoàn Công Huynh - Tổng Biên tập báo Tiền Phong, Chủ tịch HĐQT Cty CP Tiền Phong, nói: Xã hội ngày nay đang phát triển kinh tế tri thức trên phạm vi toàn thế giới. Đất nước chúng ta đang tập trung vào phát triển kinh tế mạnh mẽ. Hơn bao giờ hết, cần có một sự cân bằng văn hóa tương ứng, góp phần thực sự làm cho văn hóa vừa là động lực, vừa là nền tảng và mục tiêu của phát triển, như đường lối xây dựng đất nước đúng đắn của chúng ta đã được khẳng định từ nhiều nhiệm kỳ qua của Đảng. Tin vui là văn hóa đọc vẫn đang lan rộng trên phạm vi toàn thế giới. Sự ra đời của một nhà sách cũng là sự xuất hiện của một không gian văn hóa, để truyền tải nét văn hóa đẹp đó đến được nhiều hơn với thế hệ trẻ và bạn đọc ở nhiều lứa tuổi khác nhau...

Đây là Nhà sách Tiền Phong thứ năm mà Cty Tiền Phong mở. Nhà sách Tiền Phong tại Hải Dương có gần 1.000 m2 diện tích dành cho bán hàng, được trang bị hiện đại với tổng số vốn đầu tư gần 10 tỷ đồng. Nhân dịp khánh thành nhà sách, Ban tổ chức đã trao tặng quà cho 3 trường phổ thông, đại diện cho 30 trường phổ thông được nhận quà tặng nhân dịp này. Trong tuần đầu khai trương, tại Nhà sách có nhiều hình thức khuyến mãi phong phú, hấp dẫn.

Ông Nguyễn Mạnh Hiển, Phó Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương đã phát biểu cám ơn báo Tiền Phong, Công ty cổ phần Tiền Phong đã phối hợp với tỉnh đoàn Hải Dương đầu tư một nhà sách lớn, như một điểm hẹn văn hóa cho tuổi trẻ và bạn đọc của tỉnh.

Thay mặt cho bạn đọc và tuổi trẻ Hải Dương, những người có thêm một địa chỉ, một không gian văn hóa, đoàn viên Hương Giang phát biểu tại buổi lễ: Từ hôm nay nhu cầu đọc sách và tiếp cận với văn hóa đọc của đông đảo đoàn viên, thanh niên, HSSV và độc giả nhiều lứa tuổi của tỉnh Hải Dương và khu vực lân cận được đáp ứng bằng sự phong phú, hấp dẫn của các thể loại sách, báo, tạp chí, đồ lưu niệm, văn phòng phẩm với hình thức phục vụ chuyên nghiệp và thuận tiện của nhà sách Tiền Phong.

Nhà sách Tiền Phong Hải Dương là nhà sách thứ 5 trong hệ thống Nhà sách Tiền Phong
Nhà sách Tiền Phong Hải Dương là nhà sách thứ 5 trong hệ thống
Nhà sách Tiền Phong của Cty Tiền Phong. Ảnh: Hồng Vĩnh

Sau lễ cắt băng khai trương, hàng trăm bạn đọc yêu sách đầu tiên đã ùa vào nhà sách Tiền Phong. Nhóm bạn Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Thi Thi, Hà Thị Dịu (sinh viên năm thứ 3 trường đại học kỹ thuật y tế Hải Dương) cũng rất vui mừng khi xuất hiện một nhà sách lớn trong khu vực có học sinh sinh viên của nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp như ở Hải Dương.

Ông Vũ Đình Khoa, 66 tuổi ở khu 18, phường Thanh Bình, thành phố Hải Dương nói rằng ông rất thích vẻ hiện đại của nhà sách này và coi đây là một điểm hẹn tốt của những người yêu sách.

Giám đốc Cty CP Tiền Phong Trần Đức An trao quà của Ban tổ chức cho 3 trường phổ thông, đại diện cho 30 trường phổ thông của tỉnh Hải Dương. Ảnh: Hồng Vĩnh
Giám đốc Cty CP Tiền Phong Trần Đức An trao quà của Ban tổ chức cho 3 trường phổ thông,
đại diện cho 30 trường phổ thông của tỉnh Hải Dương. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Nhân dịp khai trương nhà sách, Ban tổ chức đã trao tặng quà cho 3 trường phổ thông, đại diện cho 30 trường phổ thông được nhận quà tặng nhân dịp này.

Nhà sách Tiền Phong tại Hải Dương được mở với sự ủng hộ và giúp đỡ hiệu quả của T.Ư Đoàn TNCS HCM, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hải Dương, Tỉnh Đoàn Hải Dương, Trung tâm giới thiệu việc làm (Tỉnh Đoàn Hải Dương), Công ty xây dựng VINACONEX Hải Dương - đơn vị thiết kế xây dựng Nhà sách Tiền Phong tại Hải Dương.

Nhà sách Tiền Phong - một không gian văn hóa

Nhà sách Tiền Phong - một không gian văn hóa.

Lễ khai trương Nhà sách Tiền Phong nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp lãnh đạo và nhân dân Hải Dương. Ảnh Hồng Vĩnh

Lễ khai trương Nhà sách Tiền Phong nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp lãnh đạo và nhân dân Hải Dương.

Nhà sách Tiền Phong nhận được sự quan tâm đặc biệt của bạn đọc.
Nhà sách Tiền Phong nhận được sự quan tâm đặc biệt của bạn đọc.
Nhà sách Tiền Phong tại Hải Dương có gần 1.000 m2 diện tích dành cho bán hàng, được trang bị hiện đại với tổng số vốn đầu tư gần 10 tỷ đồng
Nhà sách Tiền Phong tại Hải Dương có gần 1.000 m2 diện tích dành cho bán hàng, được trang bị hiện đại với tổng số vốn đầu tư gần 10 tỷ đồng.
Nhà sách Tiền Phong tại Hải Dương, một không gian văn hoá ảnh 9
 

Một nhà sách mọc lên, là một không gian văn hoá hiện ra

Không phải chỉ ở Hải Dương, mà là ở bất cứ tỉnh nào trên đất nước Việt Nam, và ở bất cứ nơi nào trên Trái Đất này, khi có một nhà sách mọc lên, chúng ta đều vui mừng và hân hoan chào đón. Bởi một nhà sách mọc lên, là một không gian văn hoá hiện ra. Sự kiện đó càng được quan tâm chào mừng khi xã hội ngày nay đang đi vào giai đoạn của nền kinh tế tri thức trên phạm vi toàn thế giới. Khi mà đất nước Việt Nam chúng ta đang tập trung phát triển kinh tế mạnh mẽ, càng hơn bao giờ hết, cần có một sự cân bằng văn hoá tương ứng. Một không gian văn hoá, sẽ là một không gian để góp phần thực sự làm cho văn hoá vừa là động lực, là nền tảng và mục tiêu của phát triển, như đường lối xây dựng đất nước đúng đắn của chúng ta đã được khẳng định từ nhiều nhiệm kỳ qua của Đảng.

Trong cuộc sống, có lẽ không ai không biết đến sách và giá trị của những cuốn sách, kể cả những người quá bất hạnh đến nỗi trong đời chưa một lần được đặt chân đến lớp học. Và có lẽ, trong chúng ta, hiếm có những ai không yêu quý sách, ngưỡng mộ sách. Bởi sách là bạn. Hoa là người đẹp, sách là bạn thân. Ở đâu đó, người ta mở chiến dịch tặng một đoá hồng, tặng một cuốn sách. Sách là người thầy xuyên thời gian. Đọc những cuốn sách hay như được hầu chuyện cùng những nhà hiền triết từ đời trước. Sách là cẩm nang để sửa mình mỗi ngày, để sống thanh cao hơn, có ý nghĩa hơn. Sỹ phu 3 ngày không đọc sách soi gương thấy thẹn, thấy mặt mũi khó coi, mặt mũi đáng ghét, nói chuyện nhạt nhẽo khó coi. Sách là tất cả. Lợi ích của sách là vô tận. Sách là quá khứ, là hiện tại, là tương lai. Sách là trí tuệ, là tình cảm. Sách là kho báu. Thư trung hữu kim ngọc. Trong sách có vàng có ngọc. V.v và v.v. Những lời dẫn trích xuất từ trí khôn nhân loại từ hàng ngàn năm qua cho phép ta khẳng định về giá trị của sách. Một giọt mực có thể làm vạn người suy nghĩ. Một cuốn sách hay có thể làm thay đổi số phận biết bao con người (Bryron). Từ đó mà đi đến chân lý: Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức là con đường sống. Lời khuyên của đại văn hào Maxim Gorky đúng đắn cho đến mai sau.

Có thể nói, sách là con thuyền chở văn hoá, văn minh nhân loại, dù đôi khi, đọc sách chỉ như là thú vui giải trí, một niềm vui tự nhiên của con người. Từ những cuốn sách bằng tre, trúc trong lịch sử cổ đại lưu vào sử xanh cho đến những cuốn sách điện tử trong tương lai có thể cuộn tròn được, thì cho đến nay và cả sau này, ma lực của mùi mực in và tiếng động sột soạt của trang sách vẫn giàu sức hấp dẫn đam mê như lôi cuốn chúng ta bước vào những thế giới huyền ảo.

Tin vui là văn hoá đọc vẫn đang lan rộng trên phạm vi toàn thế giới. Dù các em bé đang đọc sách qua mạng, nhưng trong khoảng không gian mông lung của thông tin trong thế giới ảo buổi đầu hỗn mang, có thể nào yên tâm bằng những cuốn sách đã có quy trình xuất bản, thẩm định của xã hội, và hiện hữu cụ thể qua từng văn bản vật thể cầm được trên tay. Có em bé lớp 4 đọc Harry Potter đến 14 lần. Chúng ta yên tâm về tương lai các em khi các em thích đọc sách. Chúng ta vui vì không thiếu người yêu sách, chỉ lo không có sách hay để đọc. Trong 16 năm qua, tổ chức UNESCO thế giới đã lựa chọn ngày 23 tháng 4 hằng năm làm ngày Sách và bản quyền nhằm tôn vinh những giá trị của sách và đóng góp của các tác giả cho sự ra đời của các tác phẩm.

Đến nay, đã có trên 150 quốc gia có ngày sách và văn hóa đọc sách. Bộ Văn hoá thể thao và du lịch của Việt Nam cũng lấy ngày 23 tháng 4 để làm ngày hội đọc sách của Việt Nam. Chúng ta tự hào với truyền thống văn hoá yêu sách của người Việt Nam. Đại thi hào Nguyễn Du gọi sách là Cảo thơm. Cảo thơm lần giở trước đèn. Đại thi hào, anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, người gắn bó mật thiết với địa danh Hải Dương lịch sử của chúng ta cũng đã có những khoảng thời gian dài 10 năm liên tục đọc sách. (Đọc sách trong cảnh nghèo. Thập tải độc thư bần đáo cốt). Chúng ta cũng tự hào với đường lối phát triển sách và văn hoá đọc của đất nước ta hôm nay... (Trích bài phát biểu của nhà báo Đoàn Công Huynh, TBT báo Tiền Phong, Chủ tịch HĐQT Cty CP Tiền Phong tại lễ khai trương nhà sách Tiền Phong Hải Dương)

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.