Ánh Tuyết giỗ Trịnh bằng… giọng Tây

Lee có phong cách khá bụi, anh sẵn sàng ôm đàn ghi-ta hát nhạc Việt ở bất cứ đâu, miễn có người tán thưởng.
Lee có phong cách khá bụi, anh sẵn sàng ôm đàn ghi-ta hát nhạc Việt ở bất cứ đâu, miễn có người tán thưởng.
TPO - Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vừa được Ánh Tuyết làm "đám giỗ" tại thủ đô bằng đêm nhạc Cuối cùng cho một tình yêu vào 30 và 31-3 tại rạp Công Nhân- với hai giọng nam ngoại quốc.

Kỷ niệm 11 năm ngày ông ra đi, ca sĩ Ánh Tuyết tổ chức chương trình Cuối cùng cho một tình yêu vào hai đêm 30 và 31-3 tại rạp Công Nhân cùng hai ca sĩ nước ngoài mới nổi tiếng ở Việt Nam. 

Bên cạnh giọng hát chủ lực Ánh Tuyết - tuy gạo cội nhưng có thể nói là một phát hiện khá mới trong dòng nhạc Trịnh, Cuối cùng cho một tình yêu hội tụ hai giọng hát trẻ Lee Kirby người Anh và Kyo York- Mỹ.

Riêng việc người nước ngoài hát tiếng Việt đã khiến khán giả Việt chú ý, họ lại hát nhạc Trịnh - một thứ âm nhạc ăn sâu vào tâm hồn nhiều người Việt, nên lại càng dễ bị soi.

Rất may, họ phát âm tiếng Việt ở mức chấp nhận được và điều quan trọng là hát với cả tấm lòng. Hai chàng ca sĩ vốn nổi tiếng qua những clip hát tiếng Việt trên mạng, được Ánh Tuyết mời về phòng trà của chị hát và tập luyện hơn một năm nay.

Kyo York có giọng hát vang, khỏe nhưng đôi lúc chưa chuẩn cao độ lắm. Lee Kirby hát tiếng Việt hơi rón rén nhưng biểu đạt cảm xúc khá tốt. Lee có phong cách khá bụi, anh sẵn sàng ôm đàn ghi-ta hát nhạc Việt ở bất cứ đâu, miễn có người tán thưởng.

Lee trình diễn tự tin cùng cây đàn gỗ và dàn bè phụ họa.
Lee trình diễn tự tin cùng cây đàn gỗ và dàn bè phụ họa..

Chương trình còn có vị khách mời đặc biệt là nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 - người bạn, đồng nghiệp cùng thời với Trịnh Công Sơn. Mặc dù ở tuổi xưa nay hiếm, chưa kể sức khỏe đang có vấn đề, ngón đàn của ông vẫn đầy biến hóa, tinh tế trong biểu hiện các sắc thái mạnh- nhẹ, to- nhỏ

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 độc tấu Biển nhớ với phong cách đầy ngẫu hứng.
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 độc tấu Biển nhớ với phong cách đầy ngẫu hứng.

Khán giả được chứng kiến sự kết hợp ăn ý trong màu sắc blue-jazz giữa Ánh Tuyết và Nguyễn Ánh 9 với Vết lăn trầm.

Bài hát này đã trở thành một trong những bài tủ của Ánh Tuyết dù chị hát bằng một giọng trầm- đối lập hẳn với những gì cao vút mà chị vẫn thể hiện qua những nhạc phẩm Văn Cao.

Ánh Tuyết là một trong những giọng hiếm hoi hiện nay đủ đẹp và đủ biểu cảm để có thể hát không nhạc đệm.

Từng thành công khi một mình hát Buồn tàn thu (Văn Cao), chị tiếp tục tận dụng thế mạnh này thể hiện Tiến thoái lưỡng nanĐường xa vạn dặm (bài hát Trịnh Công Sơn viết khi mẹ ông mất) gây xúc động trong khán giả. Một số người đã không kìm được nước mắt.

Người nghe nhạc Trịnh vốn quen với cách thể hiện lạnh theo kiểu Khánh Ly, nay sẽ có một lối tiếp cận nhạc Trịnh mới, ấm hơn, và có thể đời hơn qua giọng hát Ánh Tuyết.

Dù hát kiểu hùng hồn như Vết lăn trầm, Nối vòng tay lớn hay nỉ non như Đường xa vạn dặm, Ướt mi, lúc nào Ánh Tuyết cũng thể hiện trực tiếp cảm xúc, cảm nhận của bản thân đối với bài hát.

Chị hát nhạc Trịnh một cách thật lòng. Mà thực ra đó là phong cách cố hữu của Ánh Tuyết, luôn sẵn sàng bộc lộ cảm xúc qua từng câu chữ chứ không giữ kẽ, không để dành.

Chương trình của Ánh Tuyết còn có một vị khách mời đặc biệt- nghệ sĩ ghi-ta Thế Vinh.

Mỗi lần xuất hiện, anh lại làm người xem ngạc nhiên vì chơi đàn bè bối đâu ra đấy chỉ với 1 tay
Mỗi lần xuất hiện, anh lại làm người xem ngạc nhiên vì chơi đàn bè bối đâu ra đấy chỉ với 1 tay.

Đôi khi anh còn tự đệm cho tiếng kèn harmonica của chính anh như trong bài Một cõi đi về. Ánh Tuyết nảy ra ý định tổ chức “giỗ Trịnh” tại Hà Nội khá trễ nên không kịp treo băng-rôn, tuy nhiên vẫn khá đông khán giả đến với chị và các giọng hát Tây trong đêm 30-3. 

Có lẽ ít ai hình dung được giọng hát và tà áo dài lả lướt đó lại chính là người tự tay dựng sân khấu cho chương trình
Có lẽ đã quen với vai trò chỉ đạo tại phòng trà ATB nên Ánh Tuyết muốn tự mình lo cho đêm nhạc Trịnh được vẹn toàn
Có lẽ đã quen với vai trò chỉ đạo tại phòng trà ATB nên Ánh Tuyết muốn tự mình lo cho đêm nhạc Trịnh được vẹn toàn.

Sân khấu của Cuối cùng cho một tình yêu mô phỏng tàn tích một ngôi đền kiểu cổ Hy Lạp, với dây leo và lá rụng. Trên đó 11 ngọn nến được thắp lên biểu trưng cho số năm nhạc sĩ họ Trịnh xa rời cõi tạm.

Kyo York mở màn với Hạ trắng.
Kyo York mở màn với Hạ trắng.
Toàn thể khán phòng vỗ tay theo các nghệ sĩ trong bài Nối vòng tay lớn kết thúc chương trình Ảnh: Phạm Đức Thịnh, Ái Vân
Toàn thể khán phòng vỗ tay theo các nghệ sĩ trong bài Nối vòng tay lớn kết thúc chương trình.  Ảnh: Phạm Đức Thịnh, Ái Vân.
Theo Viết
MỚI - NÓNG