Lại chấn chỉnh mặc phản cảm, hát nhép

Liệu cơ quan quản lý có mạnh tay chấn chỉnh được hoạt động biểu diễn, trình diễn thời trang?
Liệu cơ quan quản lý có mạnh tay chấn chỉnh được hoạt động biểu diễn, trình diễn thời trang?
TP - Sáng qua 1-6, ngành văn hóa lại bàn rốt ráo về chấn chỉnh các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, thời trang.

> Khoe thân mua danh trong showbiz ngày càng lộ liễu

Hà Nội quyết liệt vào cuộc

Cuộc họp do Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn chủ trì, chủ đề: Triển khai thực hiện Chỉ thị 65/CT-BVHTTDL ngày 16-4 của Bộ trưởng về chấn chỉnh hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang với các đơn vị nghệ thuật, các công ty tổ chức biểu diễn, các ca sĩ, người mẫu.

Ngoài một số đơn vị thuộc Bộ, có đại diện các công ty tổ chức sự kiện, đơn vị hoạt động nghệ thuật, nghệ sĩ. Chủ trì là Giám đốc Sở VHTTDL Hà Nội Phạm Quang Long.

Ông Long cho biết: Ngoài hơn 20 đơn vị nghệ thuật T.Ư và Hà Nội, Hà Nội có hơn 60 công ty tổ chức biểu diễn ngoài công lập. Chủ yếu sai phạm rơi vào công ty tư nhân và nghệ sĩ tự do.

“Hiện ở Hà Nội có ba chương trình treo băng rôn mất thẩm mỹ nhất ngay gần Nhà hát Lớn: Chúa nhẫn và Những chiến binh vũ trụ, chương trình Chế Linh và chương trình cải lương. Nhà hát Lớn là thánh đường nghệ thuật mà treo băng rôn sai quy định. Chẳng lẽ Sở lại đi phạt cơ quan cấp trên?!”, ông Long nói. Vi phạm về quảng cáo thuộc hàng nóng bỏng nhất ở Hà Nội. Theo quy định, mỗi chương trình cho phép 50-70 băng rôn. Thực tế, các đơn vị treo 1.000 đến 1.500 cái.

Giám đốc Sở cũng bức xúc hiện tượng nhiều công ty đăng ký kinh doanh ở địa phương xa xôi nhưng không bao giờ tổ chức sự kiện ở đó, mà chỉ tổ chức tại Hà Nội.

Theo Quy chế 47, Sở không thể không tiếp nhận. Cục NTBD có đề nghị không cấp phép cho đơn vị vi phạm, nhưng thành lập công ty mới là việc quá dễ dàng, nên điều này chưa sát thực tế. “Phải có cách để họ không vi phạm nữa”- ông Long nói.

Giám đốc Sở cũng góp ý sửa Nghị định 75 về quy định xử phạt hành chính trong hoạt động văn hóa. Cái gì chưa chờ được Chính phủ thì phải có quy định tạm thời.

Sở gặp khó trong nhiều trường hợp xử phạt, trình UBND thành phố phê duyệt quy định mạnh tay hơn trong chuyện không cấp phép có thời hạn đối với các đơn vị vi phạm, thậm chí cấm hoạt động, xuất hiện với nghệ sĩ vi phạm trong thời hạn nhất định. Tuy nhiên, đến nay Sở vẫn chưa nhận được câu trả lời.

Tăng gấp năm mức phạt

Cục trưởng Cục NTBD Vương Duy Biên trong bài phát biểu đề dẫn có nêu giải pháp sửa đổi, bổ sung Nghị định 75 trình Chính phủ.

“Phạt tiền từ 15 đến 25 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Trang phục, hoá trang gây phản cảm, không phù hợp thuần phong, mỹ tục Việt Nam; dùng băng, đĩa hoặc các phương tiện kỹ thuật âm thanh khác đã thu sẵn để thay cho giọng hát thật. Bên cạnh đó, áp dụng mức phạt tương tự với đơn vị vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang để xảy ra vi phạm như trên”.

Như vậy mức phạt tăng gấp 5 lần so với khung phạt cũ (3 đến 6 triệu đồng mỗi vi phạm). Tuy nhiên so với mức phạt kỳ vọng của dư luận vẫn còn thấp.

Bộ VHTTDL tiếp tục đề xuất bổ sung, cụ thể: Tạm dừng cấp phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang có thời hạn 6 tháng đối với đơn vị tổ chức vi phạm quy định nêu trên.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Cấm biểu diễn 3-6 tháng đối với người biểu diễn vi phạm lần thứ hai các hành vi nêu trên; cấm biểu diễn 6 tháng đến 1 năm đối với người biểu diễn tái phạm lần thứ ba các hành vi nêu trên.

Bộ cũng gửi công văn tới các cơ quan phát thanh, truyền hình trên toàn quốc đề nghị không mời tham gia chương trình; không phát sóng các chương trình, tiết mục biểu diễn của các nghệ sĩ vi phạm.

Chúng ta mất đi quyền giáo dục thế hệ trẻ. Nhiều người tự xưng là ông hoàng cộng với vài phóng viên là có thể lên báo phát biểu gì thì phát biểu. Cục NTBD phải tập huấn cho các ngôi sao tự do đó để họ hiểu được ý thức nghệ sĩ. Hát về tình yêu đất nước mà hở lung tung là do không có ý thức, nên phải dạy từ gốc.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.