Sidney Sheldon và một ngày mai không bao giờ đến

Sidney Sheldon và một ngày mai không bao giờ đến
TP - Phía bên kia của tôi, tự truyện duy nhất của nhà văn bestseller Sidney Sheldon, mở đầu bằng vụ tự tử bất thành của chính tác giả. Đó chỉ là một trong những thời điểm tồi tệ nhất suốt tuổi trẻ của ông.

Giải mã chàng trai có khả năng truyền lửa
> Nhà văn của hàng trăm triệu người đã ra đi

idney Sheldon, tên thật Sidney Schechtel (cái họ này rất hay bị viết nhầm vì quá lạ lẫm), đã kể lại đời mình bằng chính lối kể chuyện hấp dẫn khiến ông bán được 600 triệu bản sách trong toàn bộ sự nghiệp.

Phía bên kia của tôi mở đầu với hình ảnh Sidney Schechtel trẻ tuổi xoay xở tự tử bằng rượu vang và những viên thuốc ngủ lấy ở hiệu thuốc nơi anh làm thuê.

Kế hoạch không thành, không phải vì Sidney đã hết tuyệt vọng với gia cảnh cực kỳ túng thiếu và tương lai mù mịt, mà vì lời thuyết phục của cha khiến anh thấy có thể trì hoãn việc tự tử đến ngày mai. Nhưng ngày mai đó không bao giờ đến (sau này nhà văn có tiểu thuyết nổi tiếng If tomorrow comes – Nếu còn có ngày mai).

Cuộc đời sau đó không hề tốt đẹp hơn. Từ 17 đến 30 tuổi, thăng trầm liên tiếp nối nhau khiến Sidney mắc bệnh trầm cảm, lúc vui thì tột đỉnh mà lúc buồn thì tột đáy. Đây là thứ bệnh mà các nghệ sĩ nổi tiếng như danh họa Vincent Van Gogh hay nhà văn Virginia Woolf mắc phải.

Nhà văn bestseller tương lai thử rất nhiều nghề - đều liên quan đến sáng tạo: Soạn nhạc (rất ngắn ngủi), viết kịch bản nhạc kịch Broadway, viết kịch bản phim, viết văn. Hai lĩnh vực sau thành công hơn cả. Sidney nhớ mãi một lời bình trên New York Times về một vở kịch của ông: “Đối thoại khô cứng đến mức có thể bẻ vụn”. Những lời chê bai như vậy khiến ông hoài nghi tài năng của mình mãi về sau này.

Sidney Sheldon từng giành giải Oscar Kịch bản gốc xuất sắc năm 1948 với phim The bachelor & the bobby-soxer (Chàng độc thân và cô gái đua đòi) do hai ngôi sao rất quyến rũ Shirley Temple và Cary Grant đóng chính. Một trong những biên kịch thất bại trước ông là huyền thoại điện ảnh Charlie Chaplin.

Những tưởng đó là thời khắc rực rỡ nhất đối với Sidney cho đến lúc đó (năm 1948 ông 31 tuổi) thì ông lại thấy “Muốn tự tử. Mình phải kiếm một bác sĩ tâm thần. Có gì đó không ổn”. Ông được chẩn đoán mắc chứng “hưng trầm cảm”, tâm trạng dao động giữa hưng phấn và tuyệt vọng.

Trong mắt nhiều người, Sidney Sheldon là nhà văn thị trường không hơn không kém. Có một chi tiết thể hiện niềm đam mê viết lách hơn người của ông: Khi căn nhà của vợ chồng ông đứng trước nguy cơ cháy rụi, ông đã vớ “một nắm bút và nửa tá vở bìa vàng, những thứ tôi có thể trả lại cho cửa hàng tạp hóa” để mang theo, mà không phải món đồ giá trị nào, chỉ đơn giản vì “có lẽ chúng tôi sẽ phải sống ở khách sạn vài tuần lễ và tôi biết tôi không thể ngừng viết lách”.

Từ thập niên 50 đến thập niên 70, nhà văn sống trong thế giới hoa lệ của Hollywood, giao du với rất nhiều ngôi sao, tổ chức tiệc tùng như một “đại gia Gatsby” và tiếp tục trải qua thăng trầm nghề nghiệp. Tổng tài sản của ông khi qua đời là 3 tỷ USD.

Sidney Sheldon (1917-2007) đứng thứ 7 trong số nhà văn có tác phẩm bán chạy nhất mọi thời đại (đứng đầu là William Shakespeare). Sách Guinness xếp ông là tác giả được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất thế giới. Toàn bộ 18 tiểu thuyết của ông đều đã dịch ở Việt Nam: Nếu còn có ngày mai, Không có gì mãi mãi, Dòng máu, Phía bên kia nửa đêm… Tên tự truyện Phía bên kia của tôi (The other side of me) có lẽ được đặt theo tên tiểu thuyết nổi tiếng Phía bên kia nửa đêm (The other side of midnight).

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Phát triển nghề đông y trên phố Lãn Ông gắn với du lịch Hà Nội
Phát triển nghề đông y trên phố Lãn Ông gắn với du lịch Hà Nội
TPO - Ngày 20-4, tại Trung tâm Giao lưu Văn hoá Phố cổ Hà Nội số 50 Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm đã diễn ra buổi toạ đàm “Nghề Đông y Hoàn Kiếm gắn với sự phát triển phố nghề Lãn Ông”. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa “Giữ nghề xưa trên phố”, nhằm tôn vinh nghề đông y cổ truyền và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.