Tư duy bảo tồn theo dự án

Tư duy bảo tồn theo dự án
TP - Ngày 9/8, tại Hội nghị Tham vấn về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực di sản văn hóa, PGS.TS Đặng Văn Bài cho rằng vẫn còn tư duy bảo tồn di sản theo dự án, chỉ quan tâm đến tiền đầu tư, chưa chủ động quy hoạch bảo tồn, đặt vấn đề người dân tự nguyện tham gia bảo tồn di sản.

> Nhìn nhận yếu kém trong phát triển văn hóa
> Ông bí thư cứu hai di sản văn hóa thế giới

PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa VN cũng cho rằng, nếu việc thực thi Luật Di sản không nghiêm chỉnh, việc vi phạm không được xử lý nghiêm, hiện trạng di sản sẽ đi về con số không.

Dẫn câu chuyện người dân làng cổ Đường Lâm trả lại di tích và người dân Hội An có thể “sống khỏe” với di tích, ông Bài cho rằng, hiện nay chúng ta không quan tâm tới lợi ích của cộng đồng có di sản, mà chỉ quan tâm lôi kéo, thu hút du khách.

Từ thực tế của di sản Văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long, nhà sử học Dương Trung Quốc cũng cho rằng chúng ta vẫn còn “lấn bấn” khi áp dụng Luật Di sản Văn hóa vào thực tế cuộc sống. Vì vậy, sau 4 năm được công nhận, cho tới nay Hoàng thành vẫn còn ngổn ngang như mặt bằng chưa được bàn giao, đứng trước nguy cơ bị xâm hại… Trước sự giám sát gắt gao của UNESCO, nếu chúng ta không tích cực bảo vệ, di sản này sẽ đứng trước nguy cơ bị thu hồi danh hiệu.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Lê Như Tiến thừa nhận, hiện nay công tác giám sát của Ủy ban mới dừng ở các di sản vật thể, sắp tới sẽ có những thay đổi để việc bảo tồn và phát huy hơn nữa các di sản văn hóa dân tộc.

Tù mù tiền công đức, bán vé

Báo cáo về Tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về di sản văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, việc quản lý và sử dụng nguồn thu ở phần lớn các di tích còn nhiều bất cập, ở một số địa phương, nguồn thu thông qua các hoạt động dịch vụ, bán vé, từ công đức chưa công khai minh bạch và không được tái đầu tư để tu bổ di tích mà sử dụng vào mục đích khác.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Một nhân viên của Ukrainian Armor chuẩn bị đặt súng cối vào hộp tại khu nhà xưởng không được công khai vị trí. (Ảnh: Reuter)
Ngành vũ khí nội địa Ukraine kêu khó đủ đường
TPO - Hàng trăm doanh nghiệp sản xuất vũ khí và thiết bị quân sự đã mọc lên ở Ukraine kể từ khi cuộc xung đột với Nga nổ ra, nhưng nhiều doanh nghiệp trong số đó đang chật vật vì thiếu tiền và tất cả đều lo sợ sẽ trở thành mục tiêu của tên lửa Nga.