Chen trẻ

Chen trẻ
TP - Nhà hát Chèo Hà Nội vừa công diễn vở “Vương nữ Mê Linh” nhân kỷ niệm 2.000 năm sinh Hai Bà Trưng. Các diễn viên trẻ được tín nhiệm “đẩy” ra sân khấu, diễn viên già chỉ còn mỗi NSƯT Quốc Anh và NSƯT Đức Thuận.

> Tiểu thư 'đánh vật' với bà Trưng
> Nhà hát - nơi mong đỏ mắt, nơi ế chỏng chơ

Quốc Anh thẳng thắn nói với báo chí, anh thực sự không muốn tham gia vì muốn nhường sân hoàn toàn cho lớp trẻ. Đây là vở tham gia hội diễn sân khấu toàn quốc, và cơ hội đoạt huy chương sẽ thuộc về lớp măng tơ.

Nghệ sỹ trẻ Thục Khánh – vốn quen đóng những vai tiểu thư liễu yếu - đã khóc nức nở sau một tháng tập luyện mà vẫn không ra chất bà tướng Trưng Trắc. Cô chạy khỏi sàn tập đến phòng giám đốc nhà hát xin rút vai. Nhưng “nữ tướng” Thúy Mùi đã khuyên nhủ và lên dây cót cho cô. Rồi Thục Khánh cắn răng tập như đánh vật ngày đêm, để “bây giờ bà tướng giỏi rồi” - lời Quốc Anh.

Không phải ở đâu, diễn viên trẻ cũng được ưu ái như vậy. NSND T.N từng nói với Tiền Phong Chủ nhật: “Các ông các bà không chịu nhường. Cứ đi thi cả đời, cướp hết đất của bọn trẻ”. Đi hội diễn, liên hoan coi như vào mâm huy chương vàng, bạc bày giữa chiếu, giỏi và may thì “nhót” huy chương vàng, bạc và đây là căn cứ quan trọng trong hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND.

Ông B - giám đốc một nhà ca múa nhạc - cười kèm cái thở dài: Ui giời, nhiều tre gộc đi thi để chứng tỏ mình còn sức, để ám thị rằng đầu bạc mà tiếng hát vẫn xanh. Theo tôi trên 40 rồi thì đừng thi thố nữa, người ta cười. Sân khấu toàn ông bà già với nhau, là một sân khấu tự hủy diệt. Cha ông đã nói, nghề ca, nghề diễn phải có Thanh - Sắc - Thục - Tinh - Khí - Thần mà.

“Theo tôi, đã đến lúc phải tạo thêm nhiều điều kiện cho lớp trẻ phát huy, phát triển hơn nữa” - Chủ tịch Hội Nghệ sỹ múa VN cho biết, sau Liên hoan Múa TPHCM mở rộng và Cuộc thi Tài năng trẻ biên đạo múa toàn quốc đợt 1 vừa qua.

Xem ra, nghệ sỹ trong các đơn vị nghệ thuật công lập chẳng sung sướng gì. Nhiều người vượt qua tuổi trẻ của mình trong nghề diễn, để học và làm ở một ngạch khác là đạo diễn, biên đạo nơi mà họ sẽ được gọi là trẻ, dù đã ngoài 40. Và cũng như ở ngạch diễn viên trẻ, đạo diễn và biên đạo trẻ được trao rất ít cơ hội. Làm người trẻ sao mà khó và thiệt thòi đến vậy. Làm sao để có được những “tướng” biết dưỡng sức người trẻ, có cách nghĩ trẻ như chèo Hà Nội?

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.