“Ăn cắp ý tưởng” - vấn đề nóng ở Hollywood

“Ăn cắp ý tưởng” - vấn đề nóng ở Hollywood
Các phim Pirates of the Caribbean, The Matrix, The Last Samurai, Broken Flowers, Amistad, đều là những phim nổi tiếng ăn khách, nhưng chúng còn một điểm chung mà ít người biết tới- đó là nguy cơ bị kiện “ăn cắp ý tưởng”.

Thật ra, đây là vấn đề “thường ngày” ở Hollywood mỗi khi các hãng phim lớn cho ra lò các sản phẩm điện ảnh, truyền hình ăn khách.

Jeff Grosso, một cư dân  37 tuổi vùng Cleveland đâm đơn kiện hãng Miramax khi cho rằng bộ phim Rounders của hãng này ăn cắp ý tưởng từ kịch bản của anh.

Grosso đã học viết kịch bản phim tại trường đại học Pepperdine ở Malibu và anh đã dành trọn năm 1995 để viết kịch bản Shell Game, viết về khoảng thời gian anh làm việc tại sòng bài Texas Hold 'Em để kiếm tiền ăn học.

Anh gửi bản thảo này này tới “bất cứ ai cần nó” bao gồm tới một công ty hứa rằng sẽ ký kết với Walt Disney Co., một công ty con của hãng Miramax.

Bốn năm sau Grosso kiện Miramax khi cho rằng nhân vật chính và cốt truyện chính của bộ phim ăn khách về chơi bài pocker năm 1988 có tên Rounders đều lấy từ ý tưởng của Shell Game.

“Ăn cắp ý tưởng” - vấn đề nóng ở Hollywood ảnh 1
Matt Damon chơi bài pocker trong "Rounder".

Tương tự, Reed Martin đã làm việc cực nhọc trong mười năm để sáng tác Heart Copy. Anh thường xuyên lui tới các liên hoan phim cũng như tới Los Angeles với hy vọng tìm được đối tác thực hiện tác phẩm này.

Cuối cùng, một công ty quản lý tài năng quen biết đồng ý giúp đỡ anh. Một năm sau, kịch bản của Martin được dựng thành phim nhưng anh lại là người đứng ngoài cuộc.

Martin đã khởi kiện Focus Features và nhà làm phim Jim Jarmusch khi cho rằng bộ phim Broken Flowers, bộ phim đoạt giải thưởng lớn tại liên hoan phim Cannes năm 2005, là dựa trên kịch bản của anh.

Martin, hiện nay đang làm nghiên cứu trợ giảng tại Harvard Business School, khẳng định “không thể có quá nhiều tình tiết trùng hợp như vậy được”.

Và tất nhiên, các hãng phim thường là người chiến thắng. Luật sư John Marder, người được ủy quyền trong nhiều vụ như thế này tâm sự rằng hệ thống luật pháp vẫn có lợi cho các hãng phim hơn là tác giả.

Hơn nữa, tại Hollywood có một điều là các hãng phim rất cao ngạo, do vậy, họ sẵn sàng chi 10 triệu USD cho vụ kiện trong khi các tác giả chỉ cần họ trả 100.000 USD cho tiền bản quyền.

Một luật sư khác - Daniel H. Black, một người dày dạn kinh nghiệm trong các vụ kiện liên quan tới sở hữu trí tuệ cảnh báo rằng “các hãng phim có quyền lực rất lớn”.

Vấn đề chính nằm ở khía cạnh luật pháp. Pháp luật không công nhận ý tưởng như bản quyền tác giả. Điều đó có nghĩa là tác giả phải chứng minh được rằng một bộ phim hoàn chỉnh hay một show truyền hình nào đó phải giống hệt nguyên tác của mình. Điều này các hãng phim lách quá dễ khi họ chỉ cần ngắt đi vài chi tiết.

Vậy trước khi được luật pháp bảo vệ thì các tác giả phải tự cứu mình trước. Họ nên thuê luật sư hay người đại diện trước khi gửi đi các bản thảo, không nên tiết lộ quá nhiều chi tiết, nên giữ lại một số tình tiết…

Năm ngoái, phim Kingdom of Heaven của đạo diễn Ridley Scott và sự có mặt Orlando Bloom cũng bị kiện lên kiện xuống vì “tội” ăn cắp ý tưởng, tuy nhiên, cuối cùng thắng thế vẫn thuộc về hãng phim 20 Century Fox.

Theop Nguyễn Tuyết
Tuổi Trẻ/Myway

MỚI - NÓNG
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
TPO - Những chuyến du thuyền ngắm vịnh Hạ Long đã được đặt kín từ 2-3 tháng trước nên dự báo không đủ sức cung ứng cho dịp 30/4-1/5 cho khách nội địa. Do đó, đại diện một số doanh nghiệp lữ hành chia sẻ rằng liên tục phải từ chối hàng chục cuộc gọi đặt tour này mỗi ngày trong thời gian gần đây. 
Nữ thần Đài Loan lười biếng
Nữ thần Đài Loan lười biếng
TPO - Quách Bích Đình khiến khán giả mong chờ khi trở lại với show Tỷ tỷ đạp gió rẽ sóng sau thời gian dài tạm ngừng hoạt động nghệ thuật để lo cho gia đình. Tuy nhiên, biểu hiện của nữ diễn viên trong show gây nhiều tranh cãi.