Ấn tượng chợ đêm Hà Nội

Ấn tượng chợ đêm Hà Nội
TPO - Chợ đêm Hà Nội họp trên tuyến phố cổ Hàng Đào – Hàng Ngang - Hàng Đường, và kết thúc ở khu vực chợ Đồng Xuân. Từng gian hàng san sát nhau được dựng lên ngay giữa đường, người người chen vai thích cánh đông nghịt, chủ yếu là giới trẻ.

Không gian nơi đây thật tuyệt vời : Những ngọn đèn rực sáng trong đêm đông giá lạnh, mùi khoai lang, bắp nướng, bỏng ngô lan tỏa thơm phức. Từng đôi trai gái tay trong tay hạnh phúc bên nhau, họ ngó nghiêng, chọn đồ, rồi mặc cả tíu tít.

Thi thoảng lại có vài chiếc xe máy lạng lách trong dòng người bất tận, tuy nhiên chúng cũng không đi nhanh hơn được những người đi bộ là bao... Cảm giác của tôi dường như đến đây để chứng kiến một sự kiện xã hội hơn là đi mua sắm như mọi người xung quanh.

Cuốn hướng dẫn du lịch khuyên “Khó có thể dời Hà Nội một khi chưa tới nhà hát múa rối nước”, trong khi đó một đồng nghiệp Việt Nam sống hơn 20 năm ở Hà Nội lại cho tôi biết, anh chưa một lần tới đây. Tuy nhiên, những màn múa rối nước sinh động mô tả sinh hoạt của những người nông dân cách đây cả ngàn năm cùng âm nhạc cổ truyền đã nói lên rằng, đây là một đất nước giàu truyền thống văn hóa, có lịch sử lâu đời.

Có quá nhiều thứ được mua bán tại chợ đêm, song chủ yếu là quần áo, giày dép, đồ chơi, phụ kiện điện thoại, kính mắt... Ngó nghiêng mãi, tôi bắt đầu cân nhắc “Liệu bộ ấm pha trà xinh xắn này có thể mua mang về Đức chăng ? Ồ, cái áo kia trông đẹp quá... còn những đôi giày này giá bao nhiêu... ?”.

Cuối cùng, tôi cũng mua được cho mình và ông xã mỗi người một chiếc kính râm giá cực rẻ, một bộ quần áo thể thao cho tôi. Những người bán hàng bắt đầu lục đục thu dọn hàng hóa để trả lại giao thông bình thường cho tuyến phố. Đồng hồ chỉ 11h đêm, chợ đêm kết thúc.

Trên đường trở về khách sạn, tôi chợt nhận ra một Hà Nội hoàn toàn khác : Các con phố vắng tanh, hoàn toàn tĩnh lặng, không một bóng người.

Nhà báo Nadine Albach từ báo Westfailsche Rundschau (Đức) và nhà báo Nguyễn Việt Hùng (báo Tiền Phong) đã tới tòa soạn của nhau trong tháng 10-2010 và tháng 1-2011. Nhiều phóng viên từ những tờ báo khác của Đức và các nước khác cũng đã đến làm việc tại tòa soạn của nhau, để viết về các vấn đề văn hóa, xã hội đang diễn ra hàng ngày tại các thành phố trên thế giới. Chương trình trao đổi PV trên được thực hiện bởi Viện Goethe. www.goethe.de/closeup.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.