'Bãi vàng, đá quý, trầm hương' của Nguyễn Trí

'Bãi vàng, đá quý, trầm hương' của Nguyễn Trí
TP - Bãi vàng, Đá quý, Trầm hương là tập truyện gồm những trải nghiệm độc đáo, lạ lùng cùng những phận giang hồ hảo hán gác kiếm. Tác giả đưa đến chất Nam Bộ “không lạ mà lạ” của lời ăn tiếng nói thông thường. Những câu chuyện thô phác nhưng rất có ý thức về chữ.

> Đừng đổ hết tiền vào vàng
> Tiêm 'vacxin' ngừa tham nhũng

Cuộc đời người viết cũng là câu chuyện ly kỳ. Tác giả ở độ quá tuổi năm mươi, quê gốc Quảng Bình, phiêu bạt từ Huế lên Tây Nguyên, vào Sài Gòn, hiện định cư ở Đồng Nai. Trải qua nhiều nghề tìm trầm, đào đãi vàng, tìm đá quý, chặt củi đốt than, dạy tiếng Anh…

Nguyễn Trí dựng nên những nhân vật giang hồ khét tiếng cho đến công nhân, gái làng chơi dựa vào nhau để tìm chút hạnh phúc tạm bợ. Người đọc bị hút vào những mánh lới, quy tắc dị thường của dân đào vàng hay đao búa phố thị vắt từ thời chiến tranh cho đến thời kỳ nườm nượp người tứ xứ đổ về các khu công nghiệp miền Đông Nam Bộ kiếm ăn bây giờ.

Nhà văn Hồ Anh Thái viết trong lời tựa: “Chùm truyện Bãi vàng, Đá quý, Trầm hương thực sự là nếm trải của người trong cuộc. Văn chương tưng tửng, tung tẩy đối đáp giữa nhân vật với nhân vật, giữa nhân vật với người đọc, giữa người viết với người đọc. Những bươn trải, mưu tính, nghĩa cử trong đám giang hồ với nhau có lúc cuốn hút, có lúc gây hồi hộp, có lúc gây phẫn nộ hoặc khiến người đọc rưng rưng”.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.