Hội thảo “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên…”:

Bảo tồn văn hóa cồng chiêng cấp bách như chữa cháy

Bảo tồn văn hóa cồng chiêng cấp bách như chữa cháy
TP - Đã có không ít hội thảo về cồng chiêng được tổ chức long trọng, những cuốn sách, những tập tài liệu chuyên đề về cồng chiêng được tập hợp in ấn công phu tốn kém.
Bảo tồn văn hóa cồng chiêng cấp bách như chữa cháy ảnh 1
Đội chiêng buôn Kô Siêr trình tấu trong Hội thảo

Nhưng sau đó là gì, hiệu quả tới đâu, góp phần bao nhiêu vào công cuộc bảo tồn cồng chiêng cho đồng bào các dân tộc? Ngày 23/11/2007, bên lề cuộc Hội thảo khoa học “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - Thực trạng, giải pháp bảo tồn và phát huy” diễn ra tại TP Buôn Ma Thuột , một số trí thức đã bày tỏ quan điểm riêng.

Theo Giáo sư Tiến sĩ Tô Ngọc Thanh, thấy Đắk Lắk mạnh tay chi đến 15 tỷ đồng cho Liên hoan văn hóa cồng chiêng, ông vừa vui vừa lo. Vui vì thấy lãnh đạo địa phương quan tâm đến văn hóa cồng chiêng, ứng xử đẹp với văn hóa.

Còn lo khi rã hội, ai về nhà nấy, liệu cồng chiêng có lại tiếp tục bị xếp vô góc nhà chờ đến lần liên hoan khác hay không. Đông Nam Á nhiều nước có cồng chiêng. Nhưng Myanmar, Malaysia, Thái Lan, Lào, Indonesia, văn hóa cồng chiêng đã chuyển dần thành hình thái những đội nhạc chuyên nghiệp và cung đình.

Riêng Tây Nguyên cồng chiêng vẫn là tài sản của đồng bào, vẫn của cộng đồng làng buôn. Trong khi đó, GS Tô Ngọc Thanh cho biết có hẳn hệ âm thanh riêng được thế giới gọi là Musical scales of Vietnam Highlanders- Hàng âm của những người Tây Nguyên Việt Nam, một trong những giá trị quan trọng để UNESCO công nhận cồng chiêng Tây Nguyên là kiệt tác của nhân loại.

“Tôi đã 87 tuổi, đã đến, sống và làm việc nhiều nơi trên thế giới nhưng đây là lần đầu tiên được dự một cuộc hội thảo sống động sâu sắc như thế này về cồng chiêng” - GS Trần Văn Khê xúc động nói.

“Buôn Ma Thuột đổi thay, đẹp lên rất nhiều nhưng vẫn giữ được những vạt rừng giữa phố làm không gian nuôi dưỡng linh hồn cồng chiêng, quý giá lắm”.

Ông cho rằng, đồng bào các dân tộc của chúng ta đã rất cố gắng, rất đáng trân trọng trong việc duy trì văn hóa cồng chiêng trong mức sống thấp, còn nhiều khó khăn thiếu thốn.

Tuy nhiên, theo giáo sư, sự giữ gìn của họ khó bền sức nếu đơn độc bảo vệ cồng chiêng, nếu phải kiếm sống bằng cách đem cồng chiêng đi tiếp thị với ngành du lịch.

“Chính phủ phải giúp các nghệ nhân không phải quá bận tâm về việc kiếm sống để dành toàn tâm toàn ý cho việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc mình. Cần phải coi nhiệm vụ bảo tồn văn hóa cấp bách không kém gì việc chữa cháy.

Mỗi nghệ nhân sắp vĩnh viễn ra đi là một thư viện cháy, một bảo tàng cháy… Cần tạo điều kiện cho các cụ chuyên tâm vào việc bảo tồn, truyền dạy, bảo vệ cồng chiêng trước nhiều lớp sóng văn hóa lai căng, du nhập.

Cần lập lại những dàn nhạc cồng chiêng, đưa âm nhạc cồng chiêng vào học đường, phải tiếp thị cồng chiêng bằng nhiều cách: Ví dụ in tem hình cồng chiêng, in hình cồng chiêng lên áo, làm đồ lưu niệm mang hình ảnh cồng chiêng, in băng đĩa cồng chiêng v.v...” - Giáo sư Trần Văn Khê đề xuất.

Tiến sĩ Tuyết Nhung lo ngại: “Tôi người đến từ xã Ea Bông gần năm nghìn dân của huyện Krông Ana. Trong 9 buôn ở xã tôi hiện chỉ còn 14 bộ cồng chiêng, cả xã chỉ có 1 dàn chiêng kram do một người làng truyền dạy. Tuổi 45 trở xuống rất ít người biết đánh chiêng hay chỉnh chiêng”.

Tiến sỹ đề xuất: Cần có chiến lược lâu dài đồng bộ về bảo tồn văn hóa cồng chiêng. Nên phát huy các nghi lễ đang tồn tại, phục hồi các nghi lễ đã mất. Nhà quản lý nên phối hợp với các trí thức dân tộc thiểu số, dùng cách nói vần của đồng bào để giáo dục lớp trẻ. 

 Hoàng Thiên Nga (ghi)

MỚI - NÓNG
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Việt - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giữ chức vụ Giám đốc Sở Nội vụ và kiêm nhiệm Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Tiến - Ủy viên Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy giữ chức vụ Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh.
Con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng từ nhỏ đã đọc nhật ký chuyện riêng tư của cha mẹ
Con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng từ nhỏ đã đọc nhật ký chuyện riêng tư của cha mẹ
TPO - “Con đường văn sĩ” chuyển tải hàng trăm trang nhật ký của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng trong giai đoạn 1938 đến 1945. Mộng văn chương, quá trình thai nghén tác phẩm và thêm cả những chuyện đời thường cũng được Nguyễn Huy Tưởng nêu trong nhật ký. Nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Thắng - con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng - tiết lộ từ bé đã đọc nhật ký của cha, trong đó có cả những chuyện riêng tư của cha mẹ.
Lý do giá vàng thế giới biến động mạnh
Lý do giá vàng thế giới biến động mạnh
TPO - Dù đang trên đà giảm, giá vàng thế giới có mức tăng nhẹ trong phiên giao dịch ngày 24/4. Khi tình hình chính trị ở Trung Đông chưa có thêm căng thẳng thì dữ liệu kinh tế Mỹ, lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ lại tác động giá vàng.