Nhân trường hợp nổi tiếng của Paris Hilton:

Bớt nhớ cơn tiêu xài

Bớt nhớ cơn tiêu xài
TP - Paris Hilton là cô chiêu nổi tiếng của thế giới con nhà tỉ phú. Tên và hình ảnh của Paris đa số gắn với xì-căng-đan tiêu cực nhưng dù bị báo chí "nhậu" đến đâu, Paris vẫn đạt được ước nguyện trở thành một biểu tượng hấp dẫn với giới teen.
Bớt nhớ cơn tiêu xài ảnh 1

Đặc biệt trong con mắt của các bé gái, Paris đã được "đổ khuôn" thành một barbie tóc vàng lâu bị chán nhất.

Các hãng sản xuất búp bê đến giờ vẫn không lý giải nổi xem Paris trụ được lâu như vậy là vì cô luôn cố tạo dựng mình thành một Barbie "hot" hay búp bê Barbie nhờ coppy mẫu thời trang của Paris mà bán chạy.

Cuối cùng phần thắng có vẻ nghiêng về phía Paris . Luôn có những biểu hiện hành xử gây ầm ĩ ,nguyên mẫu Barbie Paris diện ngất trời nhưng có tâm hồn nhân văn đã khiến người lớn và trẻ em không ngừng quan tâm.

Đám đông có khoái cảm chỉ trích lũ con gái nhà giàu được nuông chiều nhưng mặt khác lại rất có nhu cầu ngắm một búp bê xa hoa. Những chi tiết thời trang trên người búp bê đó càng đắt mọi người càng thỏa mãn.

Paris mua sắm và ăn diện ngông cuồng dường như để đáp ứng "cơn giải trí" cũng như cơn khát "xài đồ hiệu cao cấp" của người hâm mộ.

Mọi người nhắc đến khủng hoảng kinh tế một cách xã giao và cho phải phép chứ thực ra vẫn ấp ủ giấc mộng tiêu xài xả láng.  Trên mạng, trên báo, tạp chí ngày ngày đăng tải vô số những chuyên đề về Ứng phó với khủng hoảng.

Các nhân vật được phỏng vấn giống như sợ xa "chuẩn mực xã hội" nên đa số đều có lời than vãn, ca cẩm và hô hào tiết kiệm. Tuy nhiên mỗi cuộc phỏng vấn bàn tròn đều tồn tại một vài ý kiến thiểu số "tôi không cảm nhận rõ lắm " với lý do "tôi vốn thu nhập trung bình, nay vẫn "same same" vậy" .

Bớt nhớ cơn tiêu xài ảnh 2

Khủng hoảng có lẽ tác động mạnh hơn đến các doanh nghiệp và những người cực giàu nói chung. Trong thời điểm tiền khan, dân tình đành phải chịu lỗi hẹn với một món đồ mà họ khao khát, mà thực ra càng bị kìm nén người ta càng nung nấu "một lần mua thứ gì đó thật đắt".

Đã từng có những thí nghiệm so sánh cảm giác "tột đỉnh" trong sex và cảm giác mua sắm thả phanh, kết quả hai đối tượng trải nghiệm có độ dao động gần như nhau trong những "tích tắc sướng" khác nhau đó.

Khi mua một món hàng đắt hơn mức thu nhập của mình, người ta cũng có cảm giác vừa sợ vừa thích thú hơn khi tiêu tiền trong khuôn khổ mình có. Mua sắm quá tay - là lúc con người ta phá "kỷ lục" của người khác và của chính mình. Điều đó đem lại cảm giác phiêu lưu.

Quả thật, bước vào năm khó khăn của cả hành tinh, chỉ số bán lẻ sụt giảm, mọi người đánh phải "cai nghiện" những cơn mua sắm điên rồ hoang phí, tuy nhiên vẫn tiếp tục nuôi giấc mơ "mua một thứ gì thật đắt" (tương quan với mức thu nhập đã bị giảm).

Các quầy hàng đẹp vẫn có khách mua, hàng hạ giá càng đông. Chiêu bán hàng “đại hạ giá” (thực ra vẫn giữ nguyên giá) hấp dẫn không chỉ các bà các cô mà các quý ông ăn mặc sơ mi giày bóng cũng lao vào chọn và bới.

Không ít người ân hận ngay sau khi mang về nhà một đống áo quần giá rẻ mặc lên không ưng cho lắm nhưng điều quan trọng là “tuần này mình đã tiêu tiền. Chấm dứt cơn “nhịn mở ví” đeo đẳng.”

Bớt nhớ cơn tiêu xài ảnh 3

Báo chí chú tâm đưa những tin dạng như “Các tỉ phú cắt giảm chi tiêu cho bồ nhí” hay là “Đàn ông  bỗng dưng trở nên chung thuỷ trong thời khủng hoảng tài chính”… Rồi chị em cũng chung vai gánh vác thời khó với những biểu hiện như “Các siêu sao mặc  váy cũ đến dự tiệc sự kiện...”, “Ra mắt bộ sưu tập mẫu váy tiết kiệm “3 trong 1”…

Để bù vào những mẩu tin hô hào tiết kiệm, truyền thông song song thưởng đều đặn cho dân tình những tin kèm ảnh giới thiệu về bộ đồ nội y dán đặc kim cương trị giá 5 triệu $ hay là chiếc túi gắn đá quý của Vitoria Bekham giá tiến 120.000 bảng…

Bớt nhớ cơn tiêu xài ảnh 4

Khi báo chí và giới paparazzi chộp được những chi tiết thời trang đắt “lộng óc" của một ngôi sao nào đó cũng là lúc độc giả được thỏa mãn cơn tò mò, cơn mộng mơ giàu sang và phần nào bớt đi nỗi nhớ “cơn tiêu xài”.

Các hãng làm hàng nhái thì cám ơn lia lịa những bức ảnh chộp kiểu này vì họ tha hồ coppy những bộ đầm hay giày dép… từ giá hàng chục ngàn đô xuống còn có 20-30 $ tức là vài trăm ngàn tiền Việt - nếu hàng “xịn” có xuất xứ Quảng Châu.

“Paris có 3.000 bộ trang phục, 500 đôi giày. Cô không bao giờ mặc lại lần hai với một bộ cánh. Cô để lại những bộ đẹp nhất cho con gái sau này và số còn lại tặng hết cho tổ chức từ thiện” - đó là thông tin chẳng còn bị coi là chỉ trích thời khủng hoảng. Dù gì thì cũng phải ghi nhận Paris Hilton.

Hoàng Hoa
Ảnh st: H.Q

MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.