Các nhà văn thế giới thượng đài quyền Anh

Các nhà văn thế giới thượng đài quyền Anh
TPCN - Trên thế giới có không ít những nhà văn nổi tiếng say mê quyền Anh. Nhà văn Mỹ Ernest Hemingway từng viết để kiếm sống và đấu quyền Anh để giải trí với tư cách là một võ sĩ nhà nghề.
Các nhà văn thế giới thượng đài quyền Anh ảnh 1
Nhà văn, võ sỹ Hemingway

Một trong những đối thủ của ông là tiểu thuyết gia Canada Morley Callaghan, người đã giáng một cú vào giữa mặt Hemingway sau khi trọng tài Scott Fitzgerald (cũng là một nhà văn Mỹ nổi tiếng) để hiệp đấu kéo quá dài.

Mặt dù cú đấm có vẻ không chủ định song Hemingway không bao giờ tha thứ cho Fitzgerald.

Hemingway cũng từng tỉ thí với thi sĩ Ezra Pound và Tom Heeney, người đã so găng với Gene Tunney trong trận tranh chức vô địch thế giới năm 1928.

Với ông, niềm đam mê quyền Anh sánh ngang với thú xem đấu bò tót và kết quả từ hai mối đam mê này là truyện ngắn nổi tiếng “Sự vĩ đại thứ 40”, một câu chuyện cực hay kể về một võ sĩ tuổi về chiều đã thua trong một trận so găng, song lại thắng cá cược.

Một nhà văn nữa hâm mộ quyền Anh là Norman Mailer, tiểu thuyết gia có thể nói là cạnh tranh ngang ngửa với Hemingway ở mọi lĩnh vực. Ông là tác giả cuốn tiểu thuyết thể thao kinh điển mang tên “Trận đánh” kể về trận so găng năm 1974 giữa Muhammad Ali và George Foreman.

Mailer cũng từng có một trận so găng bán chính thức với nhà vô địch quyền Anh thế giới hạng nhẹ Jose Torres ở thập kỷ 60. Lord Byron, cha đẻ nhân vật đa tình Đông Gioăng trong tiểu thuyết cùng tên “Don Juan” và “Cuộc hành hương của Childe Harold” cũng là một nhà văn yêu quyền Anh.

Trong thời gian nghỉ viết giữa hai cuốn tiểu thuyết này vào những năm 70 của thế kỷ trước, ông đã có trận so găng với John Jackson, nhà vô địch hạng nặng thế giới.

Nhà viết tiểu luận người Anh William Hazlitt gắn bó với mọi khía cạnh của cuộc sống ở thế kỷ 19, trong đó có trận đấu giữa Thomas Hickman.

Quyền Anh và bóng chày luôn quyến rũ những nhà văn thể thao xuất sắc nhất của Mỹ, trong đó có Ring Lardner, một nhà văn và là bạn của Fitzgerald và John – con trai ông. John đã viết ra được những bài bình luận cực hay về quyền Anh cũng như những môn thể thao khác.

Tiếp đó là Budd Schulberg, người  viết “Họ ngã đau hơn”, về vụ bê bối tham nhũng trong quyền Anh chuyên nghiệp ở thời kỳ mà môn thể thao này bị các thế lực mafia thao túng.

Cuốn tiểu thuyết đã được chuyển thành kịch bản phim và đánh dấu vai diễn cuối cùng của huyền thoại điện ảnh Humphrey Bogart.

Schulberg còn viết “Trên bến cảng” và tiểu thuyết này sau đó cũng được dựng thành phim mà Marlon Brando đã lột tả được hết sức lôi cuốn mạnh mẽ của mình với những lời thoại nổi tiếng: “Ôi Charlie, ôi Charlie… anh không hiểu được đâu. Tôi đã có thể được đi học, tôi đã có thể trở thành một võ sĩ nặng ký, tôi đã có thể trở thành một người nào đó thay vì là kẻ vô công rồi nghề như thế này”. Trong bộ phim này Brando đóng vai cựu võ sĩ Terry Malloy.

Paul Gallico, từng là một nhà báo thể thao trước khi trở thành tiểu thuyết gia ăn khách, và George Plimpton, biên tập viên của tạp chí có uy tín “Paris Review”, cũng từng bước lên võ đài.

Gallico còn nổi tiếng là đã từng thi đấu một hiệp với nhà vô địch quyền Anh hạng nặng thế giới Jack Dempsey những năm 20.

Ông kể lại: “Tôi học được một điều rằng, một quân nhân không bao giờ nghe thấy tiếng viên đạn lao đến mình và một võ sĩ cũng như vậy, anh ta không bao giờ nhìn thấy cú đấm làm mặt mũi anh ta thâm tím”.

MỚI - NÓNG