Chữ nghĩa hành chính

Chữ nghĩa hành chính
TP - Báo chí mang tính tuyên truyền cũng giúp phổ biến ngôn ngữ công sở hành chính. Nó đi vào lời ăn tiếng nói hằng ngày của người dân và vào cả văn chương. 

Một ông sếp ở hội văn học nghệ thuật, ông cũng là nhà thơ, vậy mà mở miệng kính thưa kính gửi trước toàn thể hội viên, ông toàn gọi hội viên là đồng chí, như thể đang sinh hoạt chi bộ Đảng. Tôi nhắc ông: Hội viên chỉ có hai mươi phần trăm là Đảng viên anh ơi. Ông cười cười, sửa được vài câu rồi đâu hoàn đấy. Thói quen.

  

Một nhà văn miêu tả rất tỉ mỉ một cái nghi lễ dân gian: ông thầy cúng dọn dẹp bàn thờ, sắp xếp mọi thứ cho đúng, không khí đang dân dã và hơi cổ kính, thì nhà văn tương ngay cho một câu: Sau khi tiến hành những thủ tục ấy, ông thầy mới bắt đầu buổi lễ.

Những chữ hành chính đặt vào đây đã làm cho không khí dân dã và cổ kính phải lặn đi mất. 

Ta chú ý chữ chuẩn bị trong câu này: Chuẩn bị có trận mưa sao băng lớn nhất trong năm. Người ta đã quen với chữ chuẩn bị này đến mức lì mòn, cũng chẳng thấy vướng mắc gì. Nghe rất hành chính. Chuẩn bị gì nhỉ? Ai chuẩn bị? Rất nhiều khi nó chỉ có nghĩa là sắp, sắp sửa, sửa soạn. 

Sắp có trận mưa sao băng lớn nhất trong năm. Tôi chuẩn bị ăn cơm rồi. Nói là tôi sắp ăn cơm rồi nghe giản dị gần gũi hơn chứ nhỉ. Tôi chuẩn bị lên đường. Nếu cần tạo cảm giác đơn giản hơn, văn hơn, thì viết: Tôi sửa soạn lên đường. 


MỚI - NÓNG
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (bên phải) trao Quyết định cho bà Nguyễn Vũ Bích HIền.
Thành ủy Hà Nội trao quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định chuẩn y bà Nguyễn Vũ Bích Hiền (SN 1975), Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, tham gia Ban Thường vụ, giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng uỷ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025.