Chuyện 'bé mọn' của thế giới đàn bà

Chuyện 'bé mọn' của thế giới đàn bà
Nhà văn Lý Lan là dịch giả, viết truyện ngắn, viết những tác phẩm "dài hơi" như "Nơi bình yên chim hót", "Lệ Mai" (cả hai dựng thành phim )… Nhưng phải đến "Tiểu thuyết đàn bà", Lý Lan mới tự tin nhìn nhận đây là tiểu thuyết đầu tay của mình. 

>> Lý Lan: "Tôi nghĩ mình là người có một tấm lòng"

Chuyện 'bé mọn' của thế giới đàn bà ảnh 1

Nhà văn Lý Lan ký tặng bạn đọc tác phẩm mới nhất tại hội sách 

Với nhiều người đọc, đây cũng là cột mốc đánh dấu sự trở lại hay tiếp tục chuyển động rất "lên tay" của nhà văn Lý Lan…

Thưa chị, tại sao là Tiểu thuyết đàn bà?

Theo quan niệm của văn học phương Đông, sách vở chia làm ba đẳng cấp, nói nôm na thì: đại thuyết bàn những chuyện đại sự của thánh nhân; trung thuyết bàn những việc có tính phổ quát cần thiết như kiến thức sử gia, bác học; còn tiểu thuyết là những chuyện vụn vặt, bé mọn… kiểu đàn bà (cười).

Tiểu thuyết trong Tiểu thuyết đàn bà của tôi có nghĩa là vậy, là những chuyện bé mọn của thế giới đàn bà…

Nhưng đây rõ ràng không phải là cuốn tiểu thuyết về những điều bé mọn, và những người đàn bà cũng không phải được nhìn một cách thương hại kiểu như "phận đàn bà”?

Đúng, đó là chủ ý của tôi. Đây là một cuốn tiểu thuyết nói về chiến tranh, ở một mặt trận không có tiếng súng, đó là thành phố, nhưng thực chất là chiến tranh vẫn diễn ra hết sức khắc nghiệt…

Trong cuộc chiến tranh đó, những nhân vật của tôi chỉ là những con người hết sức bình thường. Họ là đàn bà con gái nhưng không than thân trách phận, cũng không so bì, than vãn, biện bạch…

Họ cứ sống giữa cuộc đời như vậy thật bình thường. Ngay cả nhân vật nhà văn nữ Liên Thoa cũng chỉ là một nhà văn bình thường…

Một nhà văn bình thường nhưng ý thức: "Vấn đề không phải viết cái gì mà là viết như thế nào" thì chắc cũng không phải là một nhà văn… trung bình?

(Cười) "Viết ra như thế nào mới là vấn đề” là trăn trở của nhà văn Liên Thoa mà cũng là vấn đề của tôi. Bởi tôi đã khởi động viết cuốn này từ năm 1992, nhưng rồi thấy "nặng" quá.

Năm 2003 khi "dỡ" ra viết lại, tôi nghĩ phải thay đổi về mặt kỹ thuật. Viết cái gì, viết như thế nào cũng phải nhắm đến bạn đọc, mà bạn đọc tôi nhắm đến nhiều nhất là những người trẻ.

Vậy cuốn tiểu thuyết là cả một "câu chuyện kỹ thuật"?

Thật ra tôi cũng chỉ áp dụng những kỹ thuật mà thiên hạ đã làm rồi, không có gì mới, chỉ có điều là làm khác một chút mà thôi.

Ví dụ: có những đoạn hư hư thực thực để lôi cuốn độc giả, nhưng đây không phải là tiểu thuyết hư ảo; tôi cũng có nghiên cứu kỹ thuật viết của tiểu thuyết trinh thám best-seller và vận dụng thủ pháp trinh thám, nhưng đây không phải là truyện trinh thám.

Điều cuối cùng, tôi chủ ý trong việc dùng ngôn ngữ phổ thông, đời thường để làm tác phẩm sinh động và thật hơn. Nhưng việc sử dụng ngôn ngữ "bình dân" đó chỉ là phương tiện để tiếp cận số đông độc giả chứ không nhằm hạ thấp mục tiêu, ý tưởng tác phẩm…

Tiểu thuyết đàn bà (NXB Văn Nghệ) cung cấp thêm một góc nhìn về chiến tranh VN, nhưng đọc không nặng và chán mà lôi cuốn đến dòng cuối cùng.

Có nhiều "xen" gây cười nhưng cũng đầy xúc động; tiết tấu dồn dập nhưng vẫn để lại những khoảng lặng thẳm sâu… Tiểu thuyết đàn bà là một trong top 10 tựa sách bán chạy nhất tại Hội sách TP.HCM lần 5/2008 vừa tổ chức tại công viên Lê Văn Tám…

Theo Việt Quê
Tuổi trẻ

MỚI - NÓNG
Một nhân viên của Ukrainian Armor chuẩn bị đặt súng cối vào hộp tại khu nhà xưởng không được công khai vị trí. (Ảnh: Reuter)
Ngành vũ khí nội địa Ukraine kêu khó đủ đường
TPO - Hàng trăm doanh nghiệp sản xuất vũ khí và thiết bị quân sự đã mọc lên ở Ukraine kể từ khi cuộc xung đột với Nga nổ ra, nhưng nhiều doanh nghiệp trong số đó đang chật vật vì thiếu tiền và tất cả đều lo sợ sẽ trở thành mục tiêu của tên lửa Nga.