Marcelino Trương Lực:

Chuyên gia minh họa truyện Việt tại Pháp

Chuyên gia minh họa truyện Việt tại Pháp
TP - Sinh ra tại Manila, hơn 40 năm sinh sống ở nước ngoài, nhưng ký ức Việt Nam không lúc nào phôi phai trong họa sỹ Pháp gốc Việt Marcelino Trương Lực.
Chuyên gia minh họa truyện Việt tại Pháp ảnh 1
Marcelino Trương Lực tại triển lãm tranh của mình

Nhìn những bức minh họa truyện Dế mèn phiêu lưu ký của Trương Lực khi xuất bản tại Pháp không ai nghĩ rằng nó được thực hiện bởi một người xa xứ.

Không chỉ Dế mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài , mà cả Phố của Chu Lai, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường… cũng đều đậm hồn Việt qua các bức minh họa của Marcelino Trương Lực.

Mỗi khi xuất bản một cuốn truyện của một nhà văn nổi tiếng Việt Nam sang tiếng Pháp, các nhà xuất bản ở Pháp lại … “vời” đến anh. Điều này cho thấy uy tín của anh trong giới xuất bản tại Pháp.

Sinh ra tại Manila, Philippines, rồi sang Anh, Mỹ và Pháp sinh sống hơn 40 năm, nhưng họa sỹ người Pháp gốc Việt (bố Việt, mẹ Pháp) Marcelino Trương Lực luôn dành trọn tâm hồn mình hướng về Việt Nam và châu Á.

Trương Lực cho biết, mặc dù chỉ sống ở Việt Nam không nhiều, nhưng đó là quãng thời gian đẹp nhất, sống động nhất và đáng nhớ nhất trong cuộc đời anh. Những trò chơi trốn tìm, chơi con quay, đánh trận giả, gấp thuyền giấy… vẫn còn nguyên trong tâm trí anh.

 Đặc biệt, anh rất thích lang thang khắp phố phường Sài Gòn cùng với chú Ba, người lái xe của gia đình.

Từ năm 16 tuổi, Trương Lực đã say mê đọc tất cả các cuốn sách nói về Việt Nam. Những cuốn sách này có trong thư viện của gia đình. Anh cũng đã mua thêm biết bao cuốn sách về Việt Nam cho bộ sưu tập sách gia đình của mình.

Vốn là một nhà ngoại giao, bố của Trương Lực luôn hướng con cái theo đuổi các ngành khoa học tự nhiên, nhưng đến năm 25 tuổi, anh bỗng rẽ sang một nghề chẳng liên quan gì tới các môn đã học tại Đại học Sorbonne, Paris. Đó là nghề họa sỹ minh họa, nghề mà trước đó anh chưa bao giờ nghĩ tới.

Dự án đầu tiên và cho đến bây giờ vẫn chưa … hoàn thành là một cuốn sách tranh với một giọng kể khác lạ về cuộc viễn chinh của Pháp tại Việt Nam.

Nếu không kể tập truyện dang dở đó, cuốn truyện tranh Trúc Long có thể coi là cuốn truyện đầu tiên của anh về Việt Nam vào những năm 80.

Ngoài việc vẽ minh họa cho các tác phẩm văn học, Trương Lực còn vẽ minh họa cho nhiều tờ báo có tên tuổi ở Pháp như tờ Giải phóng (Liberation) và đã có những tập truyện của riêng mình, trong đó có nhiều truyện tranh về Việt Nam.

Tập truyện tranh Hoa nước được ra đời năm 2002 khi anh tới Hội An.

Năm 1993, lần đầu tiên Marcelino trở lại Việt Nam sau hơn ¼ thế kỷ xa cách, anh  thấy hối tiếc sao mình không trở về sớm hơn. Cuộc sống thường ngày của người dân Việt lúc đó đã hớp hồn anh ngay lập tức.

Chỉ ba ngày ngắn ngủi tại Việt Nam đã gây ấn tượng mạnh cho anh. Hình ảnh Việt Nam đã đi vào cuốn sách tranh một cách hồn hậu với tựa đề: “Một ngày ở Hà Nội”. 12 bức tranh khổ lớn trong cuốn sách này là 12 cảnh sắc khác nhau của Hà Nội thời kỳ đổi mới.

Anh ấp ủ kế hoạch làm thật nhiều truyện nữa về Việt Nam, nhưng anh thú nhận: “Nghề này rất vất vả, lao động cật lực, nên chưa có thời gian làm điều mong muốn”.

Mỗi khi nhận được lời mời tới Việt Nam, anh sẵn sàng dẹp bỏ mọi kế hoạch từ trước để nhận lời. Năm ngoái, anh được một trường Pháp tại Hà Nội mời về nói chuyện về cuốn truyện tranh của anh, cuốn truyện mà nhà trường chọn làm bài học đầu tiên trong sách giáo khoa của nhà trường khi giới thiệu về đất nước Việt Nam.

Tháng 11 này, anh lại nhận được lời mời của Trung tâm văn hóa Pháp Hà Nội về Triển lãm tranh và nói chuyện về nghệ thuật minh họa tại Pháp. Trong triển lãm này có khoảng 40 bức khác gồm tác phẩm hoàn chỉnh, bản thảo, trong đó có tập tranh “Một ngày ở Hà Nội”.  

MỚI - NÓNG
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
TPO - Cơ quan điều tra cáo buộc, bị can Dương Hoa Xô có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật để triển khai mua sắm thiết bị, song quá trình thực hiện, ông chỉ đạo cấp dưới "thông đồng" với Công ty AIC để nâng khống giá gây thiệt hại cho Nhà nước. Đổi lại, bị can được phía AIC hối lộ 14,4 tỷ đồng.