Chuyên san Việt Nam trên Paris Match

Chuyên san Việt Nam trên Paris Match
Lần đầu tiên Việt Nam được giới thiệu với độc giả của cộng đồng các nước nói tiếng Pháp (đặc biệt là giới kinh doanh và tài phiệt ở Pháp, Bỉ, Thuỵ Sĩ, hay Canada) trên tờ tạp chí Paris Match nổi tiếng.
Chuyên san Việt Nam trên Paris Match ảnh 1

Những người thực hiện chuyên san về Việt Nam cho Paris Match. Phóng viên Christophe Bonami  là người ngoài cùng bên trái.

Nhóm 4 người thực hiện chuyên san này đã đến Việt Nam từ đầu tháng 3 và dự định sẽ rời Việt Nam vào giữa tháng 6, để kịp cho chuyên san ra đời vào cuối mùa hè, đúng dịp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang thăm Cộng hoà Pháp.

Phóng viên Christophe Bonami của Terra Nueva, một trong bốn hãng chuyên thực hiện chuyên san cho Paris Match đã có cuộc trao đổi xung quanh mục đích việc thực hiện chuyên san này, cũng như tầm ảnh hưởng của nó.

Paris Match nảy ra ý tưởng làm một chuyên san về Việt Nam từ khi nào?

Cách đây một năm. Việt Nam lúc đó đạt được một thành tựu kinh tế vĩ mô to lớn, và kết quả cuối năm 2006 lại một lần nữa khẳng định điều đó khi tăng trưởng kinh tế đạt 8%, và thu hút FDI đạt mức kỷ lục trên 10 tỉ USD trên 84 triệu dân, trong khi đó Trung Quốc thu hút được 50 tỉ USD trên 1,2 tỉ dân. Tự những con số đó đã nói lên tất cả.

Còn nói riêng về quan hệ Pháp - Việt kể từ Hội nghị Thượng đỉnh khối Francophone tại Hà Nội vào năm 1997, đã có sự trao đổi hàng loạt các chuyến thăm cấp cao, trong đó về phía Việt Nam có cả những người đứng đầu Đảng Cộng sản. Bản thân Tổng thống Chirac sau chuyến thăm Việt Nam vào tháng 10 năm 2004, và năm ngoái ông đã đi thăm Trung Quốc và Thái Lan.

Những sự kiện đó nói lên rằng nước Pháp ngày càng quan tâm đến châu Á, trong đó đặc biệt là Việt Nam. Mà chính trị và kinh tế thì không thể tách rời nhau.

Các nhà kinh doanh Pháp nhìn thấy những lợi ích kinh tế gì ở Việt Nam?

"Chuyên san về Việt Nam sẽ được phát hành cùng một lúc trong 3 ấn phẩm có ảnh hưởng nhất của Paris Match với tổng số phát hành là 200 ngàn bản và phục vụ cho 1,2 triệu độc giả"

Paris Match, ra đời từ tháng 3.1949, là tờ tạp chí đi đầu trong việc thực hiện các chuyên san giới thiệu về một đất nước cụ thể. Trong mấy năm trở lại đây, cứ trung bình 2 tháng một chuyên san lại xuất hiện trên tạp chí này.

Lấy bằng thạc sĩ về quan hệ quốc tế tại Đại học Sorbonne, Bonami đã làm phóng viên cho những tờ nổi tiếng như The New York Times, The Fortune, hay Le Monde. Thông thạo tiếng Pháp, Anh và Nhật, và giao tiếp tốt bằng tiếng Tây Ban Nha.

Có nhiều lĩnh vực mà Pháp có thế mạnh được thế giới công nhận và Việt Nam đang có nhu cầu. Nhưng theo tôi biết, năng lượng hạt nhân và du lịch là hai lĩnh vực mà chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng trong ít năm tới đây.

Nói về kỹ nghệ làm du lịch, có lẽ người Pháp mạnh nhất trên thế giới này, với việc hàng năm thu hút tới 75 triệu khách du lịch (riêng đến Paris là 55 triệu lượt khách). Còn về các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, Accor là tập đoàn khách sạn lớn thứ hai thế giới, và Air France KLM là hãng hàng không hàng đầu thế giới.

Xin ông cho biết chuyên san này sẽ được xây dựng như thế nào?

Chuyên san về Việt Nam sẽ được phát hành cùng một lúc trong 3 ấn phẩm có ảnh hưởng nhất của Paris Match với tổng số phát hành là 200 ngàn bản và phục vụ cho 1,2 triệu độc giả.

Ấn bản ở Paris là dành cho các nhà hoạch định chính sách chính trị và kinh tế của Pháp. Ấn bản thứ hai là Paris Match International, được phát hành khắp thế giới, chủ yếu là các thủ đô và các sân bay quốc tế. Cần phải nhớ rằng 7% độc giả của chúng tôi giữ vị trí CEO trong các công ty, tổ chức tài chính lớn trong khu vực nói tiếng Pháp.

Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, là ấn bản ở Bỉ, nơi đóng trụ sở của rất nhiều tổ chức ở châu Âu, kể cả EU. EU hiện đang muốn mở rộng quan hệ, nhất là thương mại với ASEAN, nhằm tạo ra đối trọng với sự lấn át ngày càng tăng của Mỹ và Trung Quốc trên trường quốc tế. Ông Chủ tịch EU Jose Manuel Barroso đã tuyên bố tại ASEM 6 ở Helsinki rằng EU ký FTA với từng thành viên ASEAN.

Trong phụ trương của mình, Paris Match sẽ tập trung vào những nội dung gì?

Chúng tôi tạo cơ hội cho nhiều giới từ các chính khách, giới học giả đến các doanh nhân, có thể có tiếng nói của mình về tương lai của Việt Nam. Có cả sự góp mặt của các công ty đa quốc gia, những nhân tố đóng góp vào việc xây dựng hình ảnh quốc tế của Việt Nam.

Tất nhiên, có hai nhân vật mà chúng tôi không được phép bỏ qua trong chuyên san của mình.

Họ là ai vậy, thưa ông?

Thứ nhất là ngài Thủ tướng mới của Việt Nam, bởi chuyên san của chúng tôi cố gắng phát hành vào đúng dịp ông thăm Pháp trong chuyến công du châu Âu vào cuối mùa hè này. Theo những gì tôi được biết, đó là một người rất năng động, và đã tạo nên một diện mạo Việt Nam mới.

Nhân vật thứ hai là ông chủ tịch FPT. Công ty này là biểu tượng của nền kinh tế Việt Nam đang chuyển mình từ sản xuất nông nghiệp sang những ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao.

Theo những gì tôi đọc và nghe được, ông chủ tịch là một người rất thông minh, hiểu rằng Việt Nam không chỉ là một cơ sở sản xuất mà còn là một trung tâm hi-tech đầy tiềm năng. Việc ông ta đã mở một trường đại học để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho các đại gia hi-tech của Nhật Bản là một quyết định sáng suốt.

Chuyên san này sẽ dày bao nhiêu trang?

Về nguyên tắc, ít nhất phải tám trang. Nhưng tôi nghĩ Việt Nam xứng đáng được nói nhiều hơn thế, hy vọng là gấp đôi, hoặc gấp ba. Số lượng trang tăng thêm bao nhiêu phụ thuộc vào số lượng quảng cáo mà chúng tôi nhận được.

Phí quảng cáo ít nhất là bao nhiêu, nếu không phải là bí mật?

Năm ngàn euro, với khổ khoảng 1/24. Còn càng nhiều tiền hơn thì khổ sẽ to hơn, và vị trí tốt hơn.

Theo Vũ Hoàng
Sài gòn tiếp thị

MỚI - NÓNG
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
TPO - Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng... để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển.
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.