Ngoài ra, còn:

Có gì trên Tiền Phong xuân Kỷ Sửu?

Có gì trên Tiền Phong xuân Kỷ Sửu?
TP - Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm báo Tiền Phong. Chủ tịch đặt hàng những người trẻ. Và đất nước đang đặt hàng những người trẻ. Bài phỏng vấn của phóng viên Tiền Phong.

Xuân nay nhìn lại xuân xưa, thấy những con người khổng lồ trong lịch sử thường được trao truyền và làm nên sự nghiệp từ khi còn rất trẻ, Trần Nhân Tông với một Yên Tử vòi vọi trong sử Việt là như vậy. Bài của Dương Trung Quốc.

Tiếp bước truyền thống của dân tộc, của Đảng, tuổi trẻ được đặt hàng tiếp tục làm rạng rỡ thế hệ bằng những giá trị của thế kỷ mới. Bài viết của Tiến sỹ Phạm Duy Nghĩa.

Trang kinh tế, trâu ta ăn cỏ đồng... xa với nhiều thông tin mới lạ, được thể hiện từ những cây bút Tiền Phong đang đổi mới từng ngày như Sáu Nghệ, Đại Dương, Lê Nguyễn...

Có gì trên Tiền Phong xuân Kỷ Sửu? ảnh 1

Trang bút ký vớí “Ông Lụt” - Một ông lão Quảng Nam, lụt năm Thìn (1964) bị chết cả nhà, bản thân ông bị cuốn theo dòng nước lũ trôi từ thượng nguồn Thu Bồn xuống vùng đồng bằng Điện Bàn, và sống sót. Ông bị ám ảnh về lụt, không dám về quê, không dám nhìn lụt. Cùng nhiều câu chuyện kỳ lạ liên quan đến nhân vật này. Quảng Nam là xứ lụt, đây là cái nhìn về “đặc sản lụt”, thông qua một thân phận được gọi là “ông Lụt”. Bài của “cây bút nhân văn” Trần Tuấn, phóng viên Tiền Phong tại Đà Nẵng.

Phóng viên Tiền Phong còn mang đến những cảm xúc hồn Việt qua:

Ngõ rêu phố Hội – những đời người, những dòng chảy nhân văn bao đời trôi thăm thẳm trong những ngõ rêu phố cổ Hội An. Bài của Trung Việt.

Tâm hồn Việt còn thể hiện trong “Con đĩ đánh bồng đánh thức xuân xưa” của Nguyễn Quang Long.

Và hồn Việt, nét Việt còn ở nơi cuối trời với Nhà không cửa của Tiến Hưng.

Ngoài ra, còn:

Có gì trên Tiền Phong xuân Kỷ Sửu? ảnh 2

Một truyện ngắn trí tuệ của một cây bút hồn hậu Nguyễn Ngọc Thuần.

Một Vũ Ngọc Đãng bay bổng trong sự thật.

Một Lê Hoàng trong mắt Dũng “khùng”.

Một Tăng Thanh Hà, một Lương Mạnh Hải và Bỗng dưng Hà Nội.

Một Hoa vương Tiến Đoàn trên đường tới bục Tiến sỹ.

Một Phú Quang với những ghi chép lăng nhăng.

Một Trần Tiến hát thuê đầu thế kỷ.

Có gì trên Tiền Phong xuân Kỷ Sửu? ảnh 3

Một nhà văn nông dân Ngô Phan Lưu với hai tản văn đặc sắc.

Một hoạ sỹ Khều thông minh và giàu trách nhiệm trong biếm họa 10 sự kiện kỳ cục.

Và, rất nhiều thông tin đặc sắc khác nữa.

Tất cả đã được nhóm hoạ sỹ thiết kế của Tiền Phong đưa ra “trình làng” như một giai phẩm xuân độc đáo và mới lạ thực sự từ Tòa soạn 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội.

MỚI - NÓNG