Của tin còn lại ngàn năm

Cổ vật thời Lý
Cổ vật thời Lý
TP - Trong Tuần Văn hóa Phật giáo, tổ chức tại Huế, mỗi ngày có một đề tài được thuyết trình, trao đổi. Đó là những đề tài liên quan đến văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc gắn liền với ngàn năm Thăng Long.

Các đề tài thuyết trình đều toát lên được nét độc đáo của Phật giáo gắn liền với ngàn năm Thăng Long - Hà Nội.

Đất nung đầu rồng thời Trần
Đất nung đầu rồng thời Trần.

Ngày thứ nhất, ngay từ buổi thuyết trình đầu tiên GS Phan Huy Lê khi giới thiệu về Khu di tích Hoàng thành Thăng Long đã khẳng định Phật giáo góp phần tạo nên di tích này. Những hình ảnh cổ vật khai quật từ các hố thám sát cho thấy sự kết tinh các giá trị văn hóa dân tộc, trong đó dấu ấn Phật giáo hết sức sâu đậm.

Những đế cột bằng đá trang trí hình hoa sen, các hoạ tiết trang trí nội thất, nóc mái, đồ ngự dụng, đồ gốm gia dụng... gắn liền với các điển tích Phật giáo chứng tỏ thời thịnh của Phật giáo Việt Nam góp phần tạo nên giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long.

Ngày thứ hai nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn thuyết trình về cổ vật sau khi đã trình làng với 108 món tập trung vào bốn nhóm: Hiện vật tiền Thăng Long, chứng tích của ngàn năm Bắc thuộc. Hiện vật thời Lý - Trần, thời kỳ rực rỡ của dân tộc và Phật giáo được coi là Quốc giáo. Hiện vật thời Lê Sơ, giai đoạn đất nước phát triển rực rỡ sau cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh. Hiện vật thời nhà Mạc.

Cổ vật thời Lý
Cổ vật thời Lý.

Bộ sưu tập giúp người xem cảm nhận được chiều dài lịch sử đặc biệt là dấu ấn của các triều đại phong kiến Việt Nam thời kỳ độc lập, tự chủ.

Trần Đình Sơn gọi đó là Của tin còn lại đã nghìn năm với những sản phẩm trang trí cung điện, chùa tháp thời Lý - Trần. Đó là những đầu rồng đất nung; phù điêu hình chim phụng; lá đề trên ngói úp nóc có diềm mây lửa bên trong có hai con rồng ngậm ngọc quý, những đồ gốm gia dụng sản xuất ngay tại Thăng Long; các loại đồ dùng cao cấp là sản phẩm của giao lưu văn hóa - thương mại. v.v... Nhiều họa tiết trang trí trên các cổ vật có xuất xứ từ điển tích Phật giáo.

Những cổ vật thời Lý còn hiện hữu cho thấy thời kỳ này văn hóa Đại Việt đã có sự giao lưu, tiếp thu nhiều yếu tố văn hóa Phật giáo truyền từ Ấn Độ nên tư tưởng dễ bao dung hòa hợp. Nhờ đó mỹ thuật phát triển nhanh, tạo ra được nhiều tác phẩm điêu khắc tiêu biểu như tượng Phật Thích Ca chùa Phật Tích; giếng đá chùa Báo Thiên; biểu tượng rồng bay mềm mại. v.v...

Cũng theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, cổ vật không chỉ có giá trị thời gian, nguyên liệu chế tác, mỹ thuật mà còn phải có yếu tố lịch sử, phản ánh nền văn hoá của thời đại, chuyển tải nội dung tư tưởng, khiến người xem phải suy nghĩ, tìm hiểu, giải mã.

MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Ông Lê Tùng Vân có quan hệ loạn luân với con ruột
Bản tin Hình sự: Ông Lê Tùng Vân có quan hệ loạn luân với con ruột
TPO - TIN NÓNG ngày 19/4: Chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ đồng của nhà đầu tư, hai lãnh đạo Công ty CP tập đoàn Tâm Lộc Phát bị bắt giữ; Cơ quan chức năng vào cuộc xác minh vụ thất thoát hơn 53 tỷ đồng quỹ di tích làng Đồng Kỵ; Biến tướng chiêu trò lừa đảo liên quan giải chạy marathon; Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh trên phố...