Cuộc đối thoại qui mô lớn của nghệ thuật đương đại

Cuộc đối thoại qui mô lớn của nghệ thuật đương đại
TPCN - “Sài Gòn thành phố mở” là dự án nghệ thuật đương đại qui mô lớn lần đầu tiên tại Việt Nam với sự tham gia của gần 100 nghệ sỹ trong và ngoài nước.
Cuộc đối thoại qui mô lớn của nghệ thuật đương đại ảnh 1
Hai curator Rirkrit Tiravanija (bên trái) và Gridthiya Gaweewong đang tìm kiếm ý tưởng cho triển lãm  tại Hà Nội

Tiền phong có cuộc trao đổi với nghệ sỹ Rirkrit Tiravanija (Thái Lan), một trong số những curator của dự án này.

Nghệ sỹ có thể cho biết đôi nét  về dự án này?

Đây sẽ là một dự án qui mô lớn kéo dài từ năm 2006-2007. Nó gồm ba phần khác nhau, ba chủ đề khác nhau như: Giải phóng, Thống nhất và Tái thiết. Triển lãm đầu tiên dự định sẽ diễn ra vào tháng 11 tới.

Hiện chúng tôi sẽ đi thăm các phòng tranh của các nghệ sỹ tại Hà Nội để tìm ý tưởng và sự hợp tác cho triển lãm sắp tới.

Dự án không phân biệt đối tượng tham gia. Dự kiến sẽ có khoảng 100  nghệ sỹ gồm các nghệ sỹ từ thời chiến tranh,các nghệ sỹ trẻ và cả các nghệ sỹ quốc tế giàu kinh nghiệm tham gia. Đây hứa hẹn là cuộc đối thoại qui mô lớn về nghệ thuật.

“Sài gòn thành phố mở” sẽ... “mở” như thế nào?

"Ở VN, nghệ thuật đương đại chưa phát triển lắm, đặc biệt về curator. Curator là một  khái niệm mới. Nếu tra từ điển tiếng Anh, đó chỉ là một người trông triển lãm.

Trong nghệ thuật đương đại, curator là người rất quan trọng, gần như là người sinh ra phần hồn của một triển lãm.

Nhiều người cho rằng nó giống như một đạo diễn một bộ phim, nhưng cũng không hẳn vậy. Họ phải là người có vốn kiến thức sâu rộng về lịch sử, mỹ thuật, kiến trúc... Curator phải là người rất năng động và hiểu biết”.

Nghệ sỹ Trần Lương 

Sài Gòn chỉ là một địa danh. Sự đóng góp nghệ thuật sẽ mở ra khắp các tỉnh thành ở Việt Nam và thế giới.Nó sẽ thu hút cả các nghệ sỹ nước ngoài có những tác phẩm về Việt Nam. Chúng tôi sẽ thu nạp tất cả ý kiến của các nghệ sỹ, tuy nhiên phải giữ nguyên cấu trúc đương đại.

Đó sẽ là bức tranh toàn cảnh về nghệ thuật đương đại, về cuộc sống của Việt Nam. Chúng tôi có thể nhận ra sự phát triển của Việt Nam trên đường phố. Tôi cho rằng, triển lãm sẽ tập trung vào sự phát triển văn hóa theo xu hướng toàn cầu, sự sáng tạo của  Việt Nam trong thời hội nhập.

Ý tưởng của dự án này đến với anh như thế nào?

Thực ra, tôi và Gridthiya Gaweewong nhận được lời mời của ban tổ chức dự án. Chúng tôi tới đây hồi tháng 1 để trao đổi và tìm ý tưởng cho dự án. ý tưởng là điều không thể thiếu được cho bất kỳ dự án nghệ thuật đương đại nào.Để làm được điều này, chúng tôi sẽ phải đi “thị sát” Hà Nội, Huế và một số thành phố lớn khác.

Kế hoạch làm việc của anh tại Hà Nội là gì ?

Tôi nghĩ rằng Hà Nội có nhiều hoạt động về nghệ thuật đương đại, còn thành phố Hồ Chí Minh thì chưa (Vì vậy, lý do lấy địa danh Sài gòn làm nơi tổ chức sẽ là một động lực phát triển nghệ thuật đương đại ở thành phố năng động này). Chúng tôi sẽ làm việc với nhiều nhóm tại Hà Nội và từ đó sẽ  làm một cuộc triển lãm lớn.

Là người tham gia nhiều triển lãm lớn trên thế giới như tại Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc, anh sẽ áp dụng  những kinh nghiệm đó vào Việt Nam như thế nào?

Chúng tôi đã có kinh nghiệm trong việc tổ chức những triển lãm có nhiều loại hình nghệ thuật với sự tham gia của nhiều người. Đó chính là sự tiếp xúc và đối thoại thú vị giữa nghệ  sỹ và  cuộc sống.

Triển  lãm mở chính là một cách giới thiệu chúng ta từ đâu tới, chúng ta đang làm việc với ai, chúng ta đã làm gì để đem lại lợi ích cho người dân nơi đây. Tất nhiên, chúng tôi sẽ làm khác so với những triển lãm tại Singapore, Thượng Hải hay Đức bởi chúng tôi đã tìm ra những ý tưởng mới ở đây.

Anh hy vọng gì về dự án này?

Tôi hy vọng  dự án này sẽ được duy trì hai năm một lần. Đây sẽ là cơ hội cho các nghệ sỹ các thế hệ, các vùng miền gặp gỡ nhau. Đó cũng là cuộc đối thoại về nghệ thuật.

Con người sẽ  nhận ra điều quan trọng trong cuộc sống và họ có thể tiếp cận những cái mới và sử dụng nó vượt thời gian. Đây là cơ hội cho các nghệ sỹ nghệ thuật đương đại có thêm nhiều sự lựa chọn.

Họ sẽ có thể tiếp thu được sự phát triển của nghệ thuật đương đại trên thế giới như thế nào và áp dụng nó cho Việt Nam ra sao...

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.