Đấu trường sắc đẹp năm qua: Vàng thau lẫn lộn

Đấu trường sắc đẹp năm qua: Vàng thau lẫn lộn
TP - Trong các cuộc thi Hoa hậu Thế giới (HHTG) và Hoa hậu Trái đất (HHTĐ), thí sinh ngoài việc sở hữu một nhan sắc trời cho cần phải hội tụ đầy đủ những nền tảng văn hóa và kỹ năng cần thiết. Tuy nhiên vẫn có những cuộc thi Hoa hậu để lại nhiều tai tiếng.

> Hoa hậu Hàn Quốc bị nghi lộ ảnh và clip nóng
> Tân Hoa hậu Trái đất: "Bảo vệ Trái đất từ việc giáo dục trẻ em"

Tân Hoa hậu Thế giới Ivian Sarcos
Tân Hoa hậu Thế giới Ivian Sarcos.

Thí sinh Hoa hậu không thể là “bình hoa di động”

Cuộc thi HHTG tính đến nay là cuộc thi có lịch sử lâu đời nhất và cũng là cuộc thi duy nhất gắn liền những hoạt động của mình với các hoạt động từ thiện, xã hội trên khắp thế giới. (Trong khi cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ (HHHV) chấp nhận cho những thí sinh đã từng qua chỉnh sửa thẩm mỹ được dự thi, và nó đang ngày càng bộc lộ những hạn chế).

Năm nay, ba người đẹp giành danh hiệu cao nhất của cuộc thi HHTĐ là những cử nhân với các chuyên ngành khác nhau: Hoa hậu Ivian Sarcos (Venezuela) đã tốt nghiệp ngành Quản trị nhân lực, Á hậu 1 Gwendoline Ruais (Philippines) thì đang là sinh viên ngành Marketing còn Á hậu 2 Amanda Vilanova (Puerto Rico) thậm chí còn đang dự định lấy bằng thạc sĩ ngành Văn học so sánh.

BTC của HHTG đã tổ chức một cuộc tọa đàm tại đại học Cambridge. Tại đây, các mỹ nhân không xúng xính váy áo và trang điểm đậm đà mà ăn mặc rất giản dị để “đăng đàn” tranh luận với các thí sinh khác về rất nhiều vấn đề xã hội.

Đáng phải thán phục về nghị lực sống của tân hoa hậu thế giới Ivian Sarcos. Người đẹp 22 tuổi sinh ra trong một gia đình có tới 13 người con, mất cả cha lẫn mẹ từ khi cô mới 8 tuổi và vì thế cô phải trải qua 5 năm học ở tu viện để nhờ các nữ tu sĩ nuôi nấng. Mặc dù chịu thiệt thòi nhưng hoa hậu này đã vượt qua hoàn cảnh để học tập và trưởng thành, hiện tại cô đang làm việc cho một hãng phát thanh và truyền hình.

Các HHTG cùng với Ban tổ chức đã kêu gọi sự chung tay của các nhà hảo tâm trên toàn thế giới trong việc giúp đỡ những hoàn cảnh thiếu may mắn trong xã hội. Và cho đến nay, sau hơn 40 năm gây quỹ, tổ chức này đã kêu gọi được tới 800 triệu USD để tiến hành các hoạt động từ thiện đầy ý nghĩa.

Cuộc thi HHTĐ lại mong muốn các người đẹp sẽ góp phần cùng họ tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường, giữ màu xanh của “mẹ trái đất”. Chính vì thế, trong hầu hết các hoạt động của cuộc thi HHTĐ, các thí sinh được hòa mình vào thiên nhiên với những công việc trồng cây, bắt cá, làm sạch môi trường… Tân hoa hậu trái đất Olga Alava đến từ Ecuador, một đất nước đa dạng sinh học đã rất năng nổ trong các hoạt động từ thiện, bảo vệ môi trường ở quê hương mình.

Với những ý nghĩa tốt đẹp của mình, cuộc thi HHTĐ ngày càng có sức hút và uy tín. Tính đến nay đây là một trong sáu cuộc thi sắc đẹp uy tín nhất thế giới.

Tuy nhiên, những năm gần đây, công chúng ngày càng ngán ngẩm một số cuộc thi hoa hậu, dưới sự bảo trợ của những ông lớn và tập đoàn giàu có trên thế giới, nhưng lộ những bê bối rẻ tiền.

Hoa hậu xứ Wales (phải) tố cáo BTC gạ tình đổi lấy giải thưởng
Hoa hậu xứ Wales (phải) tố cáo BTC gạ tình đổi lấy giải thưởng.

Quỵt tiền thưởng, bỏ đói thí sinh

Cuộc thi Hoa hậu châu Á – Thái Bình Dương với sự tham dự của người đẹp Việt Nam Trương Tùng Lan (lọt vào top 15 chung cuộc), sau khi kết thúc đã bị “ném đá” tơi bời, vì lộ hàng loạt xì căng đan rẻ tiền.

Đầu tiên là việc tân hoa hậu Park Sae Byul rũ bỏ vương miện vì ban tổ chức (BTC) không trao cho cô bất cứ phần thưởng nào sau khi đăng quang. Theo như ban tổ chức công bố trước đó, phần thưởng bao gồm 30.000 USD tiền mặt và 170.000 USD được quy ra các món quà trị giá khác nhau.

Sau khi Park Sae Byul từ bỏ vương miện, danh hiệu đương kim Hoa hậu châu Á - Thái Bình Dương 2011 được trao cho Á hậu 1 Florima Treiber của Pháp. Tuy nhiên, người đẹp này (và cả thí sinh đạt danh hiệu khác tại cuộc thi) không nhận được phần thưởng nào.

Người đại diện cho xứ Wales tại cuộc thi này là Amy Willerton - một trong ba thí sinh lên tiếng tố cáo những gian lận của ban tổ chức trước đêm chung kết và sau đó bỏ về nước. Sau khi trở về nước, thí sinh này chia sẻ với tờ Daily Mail (Anh) sự thật gây sốc. Đó là một thành viên ban tổ chức gạ tình cô đổi lấy giải thưởng.

Một số bạn của Amy tại cuộc thi này cũng bỏ thi và đòi trở về nước nhưng không thể rời khỏi khách sạn, vì ban tổ chức không thanh toán tiền phòng cho họ.

Chưa hết, Ban tổ chức của cuộc thi Hoa hậu châu Á - Thái Bình Dương còn đối xử với thí sinh không tử tế, bỏ đói họ. Các người đẹp nói, phải nằm la liệt trên sàn chứ không có giường hay phòng riêng.

Ông Lawrence Choi - Chủ tịch cuộc thi thừa nhận, Hoa hậu châu Á - Thái Bình Dương 2011 là một sự thất bại hoàn toàn và đã viết thư xin lỗi tất cả thí sinh. Ông này khẳng định, đó là lỗi của các thành viên trong ban tổ chức.

La Tử Lâm bị nghi mua giải khi lộ ảnh chụp cùng thành viên ban giám khảo Alvaro Garnerno
La Tử Lâm bị nghi mua giải khi lộ ảnh chụp cùng thành viên ban giám khảo Alvaro Garnerno.

Mua giải

Cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2011 (HHHV) được đánh giá là đấu trường sắc đẹp hội tụ những nhan sắc lộng lẫy và xinh đẹp nhất thế giới trong năm nay. Ở đây, hàng tá những xì căng đan khiến ban tổ chức đau đầu.

Nổi trội nhất trong số những rắc rối này là việc thành viên ban giám khảo – thương gia Alvaro Garnerno bị ban tổ chức sa thải vì lộ ảnh chụp thân mật với một thí sinh rất được chú ý của cuộc thi - Hoa hậu Hoàn vũ Trung Quốc La Tử Lâm.

Sau khi bức ảnh chụp La Tử Lâm, người quản lý của cô, thương gia Alvaro Garnerno và một phụ nữ khác, sau khi được tung lên mạng, đã bị chỉ trích mạnh mẽ. Dư luận cho rằng, có khả năng Hoa hậu Trung Quốc “đi cửa sau” để có nhiều cơ hội đến với chiếc vương miện hơn.

Mọi việc thực sự trở nên ầm ĩ khi ngay sau đó, bức ảnh “tự sướng” chụp La Tử Lâm và thương gia Alvaro Garnerno ở cự li gần hơn lại bị phát tán lên mạng. Có vẻ, ảnh được chụp khi La Tử Lâm tới ăn trưa cùng vị giám khảo này. Trước sức ép lên đến đỉnh điểm của dư luận, Ban tổ chức đã phải ra quyết định để cái tên Alvaro Garnerno khỏi danh sách những người cầm cân nẩy mực.

Sau cơn sóng gió tin đồn mua giải này, Ban tổ chức lại phải đối đầu với những làn sóng dư luận mới khi hàng loạt thí sinh nổi bật của cuộc thi như đại diện của Paraguay, Argentina và kể cả chủ nhà, Brazil đều lần lượt bị lộ ảnh khỏa thân.

Sự phản đối của công chúng có thể thấy rõ nhất với đại diện nước chủ nhà Brazil khi cô không thể tới sân bay đón thí sinh khác trong những ngày đầu, vì sợ người quá khích. Ngay cả trong đêm chung kết, khi Hoa hậu Brazil được trao ngôi vị Á hậu 2, nhiều khán giả trong hội trường cũng la ó phản đối.

Bên cạnh đó là hàng loạt những scandal khác liên quan đến những người đẹp cũng bị báo chí mổ xẻ. Ví dụ, việc hoa hậu Colombia quên mặc nội y khi tham dự một lớp dạy nhảy Samba;

hay hoa hậu Venezuela trả lời báo chí cơ thể cô 100% tự nhiên, nhưng khi cư dân mạng đối chiếu với các bức ảnh thời “cởi trần tắm mưa” của cô thì phát hiện Hoa hậu này đã chỉnh sửa rất nhiều bộ phận trên khuôn mặt, cũng như cơ thể để có được vẻ đẹp hoàn hảo...

Đến khi cuộc thi kết thúc, vương miện trao cho người đẹp Angola, nhiều người cho rằng, nhan sắc của cô quá tầm thường và không xứng đáng với chiếc vương miện. Rồi có người tố cáo Hoa hậu Angola đã gian lận bằng cấp để đăng quang Hoa hậu Angola tại Anh (mới được cử đi thi HHHV 2011); hay tin đồn về việc cô không phải là người gốc Phi. Leila Lopes đã rất bản lĩnh khi tự tin đối diện với những tin đồn này.

Đứng trước những sai sót và yếu kém này, những người chủ sở hữu của các cuộc thi sắc đẹp chắc chắn sẽ phải đầu tư thêm nhiều tiền của và chất xám để cải tiến những cuộc thi hoa hậu sao cho hấp dẫn và mới mẻ hơn, đồng thời phải tăng tính nhân văn hơn nếu không muốn các đứa con tinh thần của mình bị khai tử.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.