“Đến rồi đi” của Dương Thùy Dương

“Đến rồi đi” của Dương Thùy Dương
TP- 15 bức sơn dầu. Gốc những bức tranh này chính là những bức ảnh được phủ lên toan, được biến tấu, chấm màu. Mọi sự vật đều sắc nét, rõ ràng. Dương Thùy Dương là sinh viên đang theo học hội họa ở Đại học Mỹ thuật và thiết kế Burg Giebichenstein tại Đức.
“Đến rồi đi” của Dương Thùy Dương ảnh 1
Bức "Ngủ trưa"

Chị về Việt Nam để ra triển lãm “Đến rồi đi”. Dương cho biết, tại Đức, sinh viên chỉ phải liên tục sáng tác, những giáo sư, giảng viên không chỉ bảo cho sinh viên phải phối màu gì, vẽ ra sao mà…  mang tác phẩm tới, họ nhận xét và vạch cho sinh viên tự cảm nhận mình phải theo hướng nào đúng và tốt nhất.

Dương thừa nhận, 2 năm trở lại đây, chị có thể sống hoàn toàn bằng tiền bán tranh còn trước đó để sống và sinh tồn chị phải đi rửa bát, phục vụ và làm người mẫu cho các sinh viên Đức vẽ...

“Đến rồi đi” là một sự lắng đọng về thời gian. Một khoảnh khắc trong phần nhỏ dòng sống đang trôi. Trong tranh của Dương mọi thứ cứ trôi theo bước chân người lao động nơi gầm cầu Long Biên, nơi dòng xe cộ lừ lừ tiến tới, vệt mưa loang loáng, bóng người trôi. Đây là triển lãm solo của Dương, cuối năm 2005 và 2006 cô làm triển lãm chung cùng chồng - họa sĩ Đào Minh Trí, cũng học tập và sống tại Đức.

 “Đến rồi đi” được đặt tại Viện Goethe, 56 – 58 Nguyễn Thái Học, Hà Nội từ 14/3 đến 24/3/2008. 

Còn một điểm khác nữa ở “Đến rồi đi”, như Dương nói, chị mệt mỏi về vấn đề tăng giá trong nước, về cuộc sống nhanh đến chóng mặt, nói chung về mọi thứ gây uể oải. Lần này ngoài đồng cảm với người lao động phố nghèo, Dương dành chút cho bản thân mình: Những tấm chân dung rõ hoặc làm mờ mặt, toàn thể hay cắt đôi ba phần ghép lại với nhau, sau sơn tướt, phủ màu lên trên.

“Đến rồi đi” nghe có vẻ triết học quá?

“Đến rồi đi” của Dương Thùy Dương ảnh 2
Dương Thùy Dương tại triển lãm "Đến rồi đi"

Tôi là một trong 80 triệu người Việt Nam. Sống thêm một ngày nghĩa là đến hay đi. Một ngày có thể là đang dài thêm một ngày hoặc đang mất đi một ngày. Hiện tại khoảnh khắc dài bao lâu, chưa ai nói tới, 1 giờ, 1 phút hay 1 giây, không ai đo được, rất trừu tượng mà cũng rất cụ thể. Bản thân tôi thấy một đời đôi khi chỉ là một khoảnh khắc mà thôi, nên sống tốt cho từng khoảnh khắc đó.

Câu chuyện cụ thể của tôi lần này là thời gian, là xã hội cụ thể xung quanh mình. Tôi tìm mô típ để thể hiện. Hình ảnh dưới gầm cầu đã thể hiện sự không sang trọng, không phải một tầng lớp trên. Và chỉ cần nhìn vào nó mọi người đã đủ hiểu. Công việc của tôi là biểu lộ khoảnh khắc đó trên chân dung của riêng tôi bằng những ý tưởng và suy nghĩ mỗi ngày. Những bức tranh của tôi thuộc về cuộc sống.

Phong cách của chị có bị ảnh hưởng bởi một họa sĩ phương Tây nào?

Một người làm nghệ thuật có thể sẽ ảnh hưởng những người đi trước một cách ý thức hoặc vô thức. Phong cách của tôi là phong cách đương đại của các nghệ sĩ. Nó không mới, nhưng quan trọng là tôi xử lý những ảnh hưởng đó như thế nào, biết cách biến nó thành của mình.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.