Di sản bất ngờ của một nhạc sĩ, nhà viết kịch

Di sản bất ngờ của một nhạc sĩ, nhà viết kịch
Sáng 24/12, Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc đã tặng giải thưởng Đào Tấn cho cố nhạc sĩ, nhà viết kịch (NS-NVK) Trương Minh Phương vì những đóng góp xuất sắc của ông việc bảo tồn, phát triển di sản âm nhạc, sân khấu và những tác phẩm xuất sắc của ông. 

Lễ trao được tiến hành trong khuôn khổ hội thảo khoa học "Nhạc sĩ, nhà viết kịch Trương Minh Phương" do Hội nhạc sĩ Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, tạp chí Văn hiến Việt Nam, Nhà xuất bản Văn học phối hợp tổ chức tại Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ như GS Hoàng Chương, NS Lê Chức, Nhà viết kịch-nhà văn Trung ướng Hữu Ước, PGS.TS Trần Trí Trắc… đều bày tỏ sự ngạc nhiên trước khối lượng tác phẩm đồ sộ, đa dạng và có giá trị cao trong các lĩnh vực âm nhạc và sân khấu của NS-NVK Trương Minh Phương. 

Các đây 1 năm, tác phẩm của ông đã được công bố trong một tuyển tập dày 1.400 trang mang tên Rừng hát do NXB Văn học ấn hành. Theo thống kê chưa đầy đủ, ông để lại 128 ca khúc, 60 tác phầm kịch ngắn, kịch dài, dân ca kịch tới tiểu phẩm sân khấu, gần 20 ca cảnh, kịch múa, hát nhạc mới và 6 công trình nghiên cứu văn nghệ dân gian.

Di sản bất ngờ của một nhạc sĩ, nhà viết kịch ảnh 1

NS – NVK Trương Minh Phương (1930 -2011) quê ở Bình Định, nhưng cuộc đời sáng tác của ông trong và sau kháng chiến chống Mỹ chủ gắn bó với vùng đất Bình - Trị - Thiên. Ông là  người đi nhiều, sáng tác nhiều, đa dạng và  đạt nhiều thành công. Tại hội thảo, nhiều diễn giả đã lấy làm lạ là ông không được biết đến nhiều và đặt vấn đề phải đề nghị trao tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật cho ông.

MỚI - NÓNG