Điệp khúc của dế mèn

Dịch giả Bửu Ý trao đổi với Yvan Magnani và Hélène Querè
Dịch giả Bửu Ý trao đổi với Yvan Magnani và Hélène Querè
TP - Đó là tên triển lãm tranh của hai người Pháp và một người Huế.
Dịch giả Bửu Ý trao đổi với Yvan Magnani và Hélène Querè
Dịch giả Bửu Ý trao đổi với Yvan Magnani và Hélène Querè .
 

Yvan Magnani gây ấn tượng mạnh, đặc biệt là những họa phẩm kích cỡ lớn mang từ Pháp qua như: (155x197 cm), Sự kiện tạo gồ ghề (158 x 199 cm), Núi lửa (165 x 243 cm), chất liệu Acrylique. Tác phẩm của ông thiên về khám phá vũ trụ, khai phá chiều sâu tư tưởng bằng phong cách trừu tượng và ấn tượng.

Là họa sĩ chuyên nghiệp, sống bằng nghề vẽ tranh, sau nhiều triển lãm khắp châu Âu, Yvan Magnani dịch chuyển sang Đông Nam Á, bắt đầu từ Thái Lan, rồi sang Việt Nam.

Hélène Quérè cũng là một họa sĩ được đào tạo rất bài bản. Sau những trải nghiệm trên lĩnh vực sân khấu, biểu diễn, bà nỗ lực thâm nhập vào bệnh viện và trường học, lấy hội họa làm phương tiện truyền thông để tiếp cận trẻ em và với bệnh nhân tâm thần.

Hai họa sĩ Pháp cùng đến Nha Trang vừa du lịch vừa sáng tác. Họ thuê một căn hộ chung cư hơn trăm mét vuông bên bờ biển, vừa ở vừa làm phòng vẽ. Nhưng khi có ý định mở một cuộc triển lãm thì họ lại chọn Huế. Yvan Magnani đã đến Huế một lần vào năm 1995 và tìm thấy nhiều nét tương đồng trong văn hoá Việt- Pháp, đặc biệt mỹ thuật.

Ông đánh giá Huế là cái nôi của nghệ thuật. Ông cũng biết triển lãm tại Huế sẽ bất lợi ở khâu bán tranh so với Hà Nội và TPHCM, bù lại hàng ngày có nhiều người đến xem, và có nhiều đồng nghiệp đến giao lưu, chia sẻ...

Trương Hoa Đôn, hoạ sĩ người Huế, cũng sống bằng vẽ tranh ở Nha Trang. Anh có nhà hàng Bạn hữu trưng đầy tranh của các họa sĩ địa phương. Tại đây anh đã gặp Yvan Magnani, Hélène Querè và cùng vẽ với nhau trong một tháng rưỡi. Họ chọn nhà tổ chức triển lãm là Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế.

Phòng triển lãm khai mạc ngày 4-10 tại trụ sở Liên hiệp các Hội Văn học và Nghệ thuật. Điệp khúc của dế mèn là cuộc phiêu lưu về phía chân trời nghệ thuật, là sự lang bạt của những nghệ sĩ. Thông qua ngôn ngữ hội họa, hành trình đi đến cái đẹp của họ nhẹ nhàng như một cuộc rong chơi giữa thiên nhiên và cuộc sống con người.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG