Giám khảo cần có văn hóa!

“Nếu văn hóa giám khảo của bạn quá non, chính bạn sẽ cảm thấy thất vọng với mình và người ta từ chối bạn là đương nhiên” - PGS.TS Huỳnh Văn Sơn nói.

Thời gian gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm đến nghề và người làm giám khảo. Đáng chú ý nhất là những giám khảo truyền hình có những nhận xét, phát ngôn bị phản ứng là thiếu tinh tế, nếu không nói là thiếu văn hóa. Vừa qua có những trường hợp giám khảo dùng những từ ngữ thậm tệ khi chê, thậm chí là xúc phạm nhân cách người chơi.

Cũng là một người thường xuyên ngồi ghế giám khảo, PGS.TS Huỳnh Văn Sơn chia sẻ quan điểm của mình xung quanh vấn đề này. Anh từng làm giám khảo của nhiều cuộc thi nhan sắc, và sắp tới là cuộc thi “Người đẹp TP HCM qua ảnh”, không biết công việc giám khảo tìm người đẹp có gì hấp dẫn anh?

Tôi nghĩ công việc này quá hấp dẫn với tôi. Hơn 10 năm đào tạo và làm giám khảo người đẹp, MC, thanh lịch, hùng biện… Tôi nghĩ công việc chấm thi khá nhiều những vấn đề nhưng cũng cho tôi quá nhiều kinh nghiệm. Tôi thực sự có cảm tình với công việc này…

Giám khảo cần có văn hóa! ảnh 1

PGS Huỳnh Văn Sơn

Ngoài ra, đừng nghĩ giám khảo là người được phán xét hay là người vô cảm. Thực tế đó là một công việc phải rất cân nhắc giữa lý và tình. Công việc đó đỏi hỏi phải rất lý trí nhưng đầy ý chí cũng như không quá xơ cứng đến mức thiếu đột phá. Tầm nhìn và sự sắc sảo có thể tạo nên những giám khảo thú vị!

Anh nghĩ thế nào về một số giám khảo bị phản ứng hoặc thậm chí là ném đá hiện nay?

Trước hết tôi tâm niệm: Tiên trách kỹ, hậu trách nhân. Thực tế việc xem lại chính mình là điều cần làm. Tôi muốn chúng ta cần kiểm soát mình, tự đánh giá mình trước khi trách hay phủ nhận một sự thật.

Lẽ đương nhiên, không ai hiểu công việc của mình bằng chính mình. Việc hiểu chính mình và hiểu những gì mình đang làm sẽ làm cho bản thân chúng ta rất thoải mái, hài lòng về công việc đã hay đang làm.

Mặt khác, chúng ta cũng nên hiểu sự hài lòng tất cả là điều không tưởng. Và thế là có những điều cần thiết tiếp thu, tất cả các điều đều cần để lắng nghe nhưng có một số điều thì cũng tạm cho qua hay chúng ta “điếc cục bộ” tạm thời…

Cũng có những lời phê bình vừa qua đúng. Và giám khảo cần hoàn thiện mình hơn. Nhưng cũng có những điều cần xem lại khi người phê bình thiếu công bằng hoặc chủ quan. Bản lĩnh của giám khảo là đối diện với truyền thông, xử lý khủng hoảng nếu có…

Giám khảo cần có văn hóa! ảnh 2

Trác Thúy Miêu đang bị dư luận "ném đá" vì những phát ngôn trên "ghế nóng"

Anh nghĩ sao về việc có nhiều giám khảo chửi mắng thí sinh và dùng nhiều từ gần như là miệt thị, thậm chí xúc phạm nhân cách thí sinh?

Tôi nghĩ đó là vấn đề đạo đức của người làm giám khảo. Giám khảo là người được tin cậy ở vị trí người lớn, đó là người giúp đỡ để thí sinh hoàn thiện hơn. Việc nhận xét quá nặng lời là điều khó có thể thông cảm.

Dù giám khảo là người bình thường nhưng đã ở vị trí một chút của thầy, của huấn luyện viên, của người cầm cân nảy mực nên cần phải chuẩn mực. Việc góp ý hay kích thích thí sinh có nhiều cách chứ không nên quá thiếu sự tin tế và lịch sự. Đó mới là bản lĩnh của người cầm cân.

Trọng tài thì cần có cam kết công minh, còn giám khảo thì sao, thưa anh?

Tôi nghĩ mỗi giám khảo cần có văn hóa giám khảo. Lời cam kết hay lời thề cũng chỉ là hình thức. Nếu văn hóa giám khảo của bạn quá non, chính bạn sẽ cảm thấy thất vọng với mình và người ta từ chối bạn là đương nhiên.

Giám khảo không chỉ công bằng, minh bạch mà còn phải rất văn minh, nhân văn… Việc quyết định một thí sinh dừng hay đi tiếp là quyết định có thể nói là cho một đời của một con người. Cách ăn nói, giao tiếp, phê bình, báo tin buồn, chia sẻ tin vui đều phải rất độc đáo nhưng phải rõ ràng.

Giám khảo cần có văn hóa! ảnh 3

PGS Sơn làm giám khảo

Anh nghĩ sao nếu nói, giám khảo là một nghề? Và theo anh đâu là điểm căn bản trong nhân cách của một giám khảo? Liệu giám khảo truyền hình có nhất thiết phải “diễn” tới mức quên mình hay không?

Với tôi cung - cầu gặp nhau và không vi phạm đạo đức, pháp luật thì đấy có thể là nghề. Mà nghề là phải học, phải rèn luyện và đừng… làm liều!

Vì thế, cần cẩn trọng khi trở thành giám khảo vì mỗi sự thể hiện của bạn đều đem đến cho người khác những thương tổn hay niềm vui. Tôi nghĩ điểm căn bản nhất của một giám khảo là phải có nhân cách, có đức, có tài, có tâm, có tầm… để tìm ra được người có khả năng nhất.

Một vị giám khảo truyền hình cũng không cần làm quá. Chỉ cần thể hiện đúng là mình, chấm đúng, đủ, khách quan và cần tôn trọng thí sinh một cách nhân văn. Khó đấy bởi giám khảo làm sao vừa khách quan, vừa có cái để xem, để nhớ không phải dễ! Với tôi, tôi nghĩ là chính mình và có chú ý đến hướng giải trí là điều cần bổ sung. Nhưng cũng đứng biến mình thành máy nói của biên tập hay diễn viên hài hước bung lụa đáng thương.

Với riêng tôi, làm giám khảo là lúc ta dễ “bán mình” nhất trong các hoạt động “bán mình”. Với tôi, đi “cầm cân” là lúc đi thể hiện bản lĩnh, danh dự và uy tín của chính mình!

Cảm ơn PGS.TS Huỳnh Văn Sơn!

Theo Thu Vân

Theo Petrotimes
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.