Nổi danh Lê Văn Gàn

Hai lúa Lê Văn Gàn ca vọng cổ

Hai lúa Lê Văn Gàn ca vọng cổ
TP - Là con út, sinh ra ở vùng quê Long Hựu, huyện Cần Đước, Long An, cuối những năm 70 thập kỷ trước, do điều kiện sinh khó nên khi sinh cậu bé được đặt tên là Lê Văn Gàn...
Hai lúa Lê Văn Gàn ca vọng cổ ảnh 1

Lê Văn Gàn trên sân khấu - Ảnh: Thanh Hiệp

Do gia đình khó khăn nên học hết lớp 6, Gàn đành bỏ học, về quê làm phụ cha mẹ. Như nhiều đứa trẻ khác trong vùng, Lê Văn Gàn biết đến vọng cổ ngay từ nhỏ.

Ngày ngày Gàn bắt chước theo người khác hát chứ một nốt nhạc bẻ đôi cũng không biết. Dù vậy, Gàn có sự đam mê vọng cổ đến kỳ lạ.

Mỗi khi có đoàn hát về xóm thì bận thế nào cũng phải đi. Không có tiền, cậu bé thường xuyên coi trộm qua tấm phông che hậu cảnh.

12 tuổi, Gàn được các chú lôi đi hát đám, tiền cát-xê lúc đó không có nhưng Gàn rất vui vì có người khen hát hay, hát lạ.

“Tui cũng không biết sao tui ham ca tới thế, đám giỗ, đám cưới, cả đám thôi nôi tui cũng nhào vô. Khi không có gì thì tui tự ca ở nhà, ở ngoài đường. Ca riết có người nói tui… khùng”, Gàn bộc bạch.

Cứ thế, Gàn lớn lên cùng những câu ca cổ. Năm Gàn 25 tuổi, một hôm có anh cán bộ xã tới nhà, kêu Gàn đi thi hát trên huyện. Kết quả, Gàn nhận giải A.

Giải thưởng đó đã đem lại động lực để Gàn đi thi tiếp cấp tỉnh và đạt giải III. Cả xóm, cả xã đều vui nhưng Gàn còn vui hơn khi nhiều người biết đến Gàn, kêu Gàn đi hát có cát-xê đàng hoàng.

Gàn trở thành người hát kiếm tiền từ ngày đó. Năm 2005, sau khi thọ giáo một thời gian những kiến thức cơ bản về cải lương từ các nghệ nhân như Út Bù, Minh Nhường ở Long An, Gàn đã mạnh dạn đăng ký thi cuộc thi “Bông lúa Vàng”, cuộc thi được đánh giá là có tầm cỡ ở phía Nam do Đài tiếng nói Nhân dân TPHCM tổ chức. Điều bất ngờ lại đến khi Gàn đạt giải đặc biệt, giải cao nhất cuộc thi.

Nổi danh Lê Văn Gàn

Hai lúa Lê Văn Gàn ca vọng cổ ảnh 2 Năm 25 tuổi, tui mới nhận được tiền cát-xê lần đầu tiên.

Cầm trong tay gần hai trăm ngàn, bằng cả chục công đi gặt lúa,  tui không tin là sự thật.

Tui còn hỏi lại ông bầu là chú trả cho con để hát cả tháng hay sao, con còn mắc gặt lúa ở quê. Tui nói thế, ông bầu chỉ cười Hai lúa Lê Văn Gàn ca vọng cổ ảnh 3

Từ cuộc thi “Bông lúa Vàng” lần đó, tiếng tăm của Gàn đã nổi danh khắp miền Lục Tỉnh. Đất diễn của Gàn không còn quanh quẩn ở Long An như trước nữa mà còn đi tới tận vùng An Giang - Châu Đốc, Trà Vinh - Vĩnh Long… và thậm chí cả Bạc Liêu, nơi xuất xứ của bài vọng cổ.

Dù cải lương ở vùng đất đã sản sinh ra cải lương cũng đang thoi thóp nhưng đã có lúc tên “Lê Văn Gàn” được treo ngang với những ca sỹ nổi tiếng miền Lục Tỉnh như Lâm Hùng, Quách Thành Danh, Ưng Hoàng Phúc, Duy Mạnh, Lý Hải.

Cuộc thi “Chuông Vàng vọng cổ” năm 2007 do Đài Truyền hình TPHCM tổ chức, Gàn tiếp tục đăng ký dự thi... Với lợi thế từ giọng ca hồn nhiên, mộc mạc nhưng chứa đầy tâm trạng đã hút khán giả miền Tây tới nghe. Điều này đã khiến cho tất cả các dự đoán đều cho rằng Gàn sẽ đạt giải Chuông Vàng, giải cao nhất của cuộc thi.

Đêm chung kết, Gàn bắt thăm bài ca cổ “Lá trầu xanh”, một bài ca dành cho giọng nữ và Gàn cũng chưa từng ca bao giờ. Bối rối vài giây, Gàn đã thể hiện thành công bài ca này (trước Gàn, có lẽ chưa có kép cải lương nào thể hiện được). Đã có trên 10 ngàn người bỏ phiếu cho Gàn trong đêm chung kết này.

Tuy nhiên một bất ngờ đã xảy ra, Gàn chỉ đạt được Chuông Bạc. Nhiều người tiếc cho Gàn, có người còn trách BTC không công bằng. Nhưng Gàn lại nói rất thành thật: “Tui biết sức của tui mà. Trong đêm chung kết, tui diễn xuất không bằng mấy người kia. Phải học nữa thôi!”.

Và Gàn đã rất vui khi nhận được 20 triệu đồng, giải thưởng cho Chuông Bạc cùng 13 triệu đồng cho thí sinh được khán giả yêu thích nhất. Nhưng rồi “Tui sẽ dành số tiền này cho các hoạt động từ thiện” - Gàn nói dứt khoát và sau đó, Gàn đã xuống các tỉnh miền Tây, ủng hộ hết số tiền đó cho các cơ sở từ thiện.

Gặp lại Gàn giữa Sài Gòn khi anh đang chuẩn bị cho chuyến lưu diễn Chuông Vàng vọng cổ tại một số địa phương. Ngoài những lúc hoá thân vào nhân vật, ngoài đời Gàn vẫn quê mùa, chân chất như các chàng Hai Lúa. “Thì tui chỉ mong mãi là chàng Hai Lúa thôi mà”, Gàn nói rất thật.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.