Họa sĩ Malaysia động viên đồng nghiệp Việt Nam

Yusof bên tác phẩm bảo vệ môi trường của ông. Ảnh: N.M.Hà
Yusof bên tác phẩm bảo vệ môi trường của ông. Ảnh: N.M.Hà
TP - Hai họa sĩ Malaysia vừa có tranh treo tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, dành cho các họa sĩ cũng như công chúng thưởng ngoạn mỹ thuật Việt Nam nhiều lời khen ngợi. Mỹ thuật Việt Nam xem ra có vẻ phát triển hơn Malaysia, nhưng giá tranh thì lại thấp hơn. Vì sao?
Yusof bên tác phẩm bảo vệ môi trường của ông. Ảnh: N.M.Hà
Yusof bên tác phẩm bảo vệ môi trường của ông. Ảnh: N.M.Hà.
 

Yusof Ghani- một trong những họa sĩ nổi danh thế giới của Malaysia vừa trưng bày tác phẩm mới nhất tại Hà Nội cùng họa sĩ đồng hương Zaim bin Durulaman và các họa sĩ Việt Nam Nguyễn Thân, Vũ Hòa, Ngô Hải Yến, Ngô Văn Sắc và Lưu Tuyền trong một triển lãm có tên Điểm đến 1.

Yusof Ghani là họa sĩ duy nhất mở bảo tàng tư nhân ở Malaysia. Bảo tàng của ông rộng hàng ngàn mét vuông ở Kuala Lumpur lưu giữ hàng trăm bức tranh của các họa sĩ bậc thầy Malaysia và các nước Indonesia, Singapore... Ông tốt nghiệp Cao học về Mỹ thuật tại ĐHTH Catholic, Washington, Mỹ.

Bằng những vệt màu tượng trưng cho đất, nước, lửa, không khí… đan xen đầy ngẫu hứng, Yusof muốn đánh động người xem về tính nghiêm trọng ngày càng tăng của thiên tai. “Sự tham lam của con người, sự phát triển điên rồ của ngành công nghiệp đang giết chết môi trường. Chúng ta cần hành động.”

Được hỏi về độ nổi tiếng ở quê hương, Yusof cười, lắc đầu: “Không phải tôi nổi tiếng nhất đâu mà tôi hung hăng nhất thôi. Tôi quan tâm tới đề tài xã hội, tham gia tất cả các hoạt động: curator, tổ chức triển lãm... Mỹ thuật còn khá xa lạ với người dân Malaysia.”

Theo Yusof, người Việt thân thiện hơn đồng thời cũng giàu hơn ông nghĩ. Ông có vẻ rất ấn tượng với nền hội họa đương đại Việt Nam. “Việt Nam nổi tiếng thế giới về sơn mài, nhưng tôi cũng rất ngạc nhiên khi xem tác phẩm đương đại của họa sĩ Việt Nam”.

Tranh Zaim bin Durulaman rất sặc sỡ với vô vàn họa tiết. Ông dùng nhiều kỹ thuật như cắt dán, in cao su, in khắc gỗ… Không chỉ dán giấy, ông dán cả lụa Baltic lên tranh. Tranh của Zaim ngập tràn phong vị phương Đông, hẳn hấp dẫn các nhà sưu tập phương Tây.

“Các nhà sưu tập giàu có trong độ tuổi 30 ở Malaysia ngày càng tăng,” Zaim cho hay. “Nhưng đa số mua tranh vì họ giàu, chứ không phải vì quan tâm đến nghệ thuật.” Zaim- từng có triển lãm tranh tại TPHCM- không ngần ngại khẳng định: Người Việt biết thưởng ngoạn nghệ thuật hơn người Malaysia. Còn Yusof thì đánh giá Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu châu Á về nghệ thuật đương đại.

Zaim cho hay, hơn 90% các nhà sưu tập tranh người Malaysia mua tranh của họa sĩ trong nước. Đây là một cách để làm nóng thị trường, chính vì thế mặt bằng tranh của Malaysia có nhỉnh hơn của Việt Nam- theo xác nhận của Nguyễn Tâm- nhà tổ chức Điểm đến 1.

Cô đồng thời cũng là người đại diện của Yusof và Zaim tại Việt Nam. Tâm- tốt nghiệp ĐH Ngoại ngữ, sinh năm 1978- dự định sẽ tổ chức các Điểm đến tiếp theo với mô hình kết hợp họa sĩ trong và ngoài nước.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG