Khai thác than ở Yên Tử: Tổng Cty Than Việt Nam nói gì?

Khai thác than ở Yên Tử: Tổng Cty Than Việt Nam nói gì?
Sau loạt bài “Mũi khoan xuyên lòng di tích quốc gia Yên Tử”, TS Phùng Mạnh Đắc - Viện trưởng Viện KHCN Mỏ và ông Phạm Trung Hưng - Chánh văn phòng kiêm Trưởng phòng Quan hệ Công chúng & Báo chí (Tổng Cty Than VN) đã có cuộc trò chuyện cùng PV báo Tiền phong.

Tại cuộc giao ban báo chí sáng thứ 3 (29/3), Cục phó Cục Báo chí Bộ VHTT Nguyễn Trí Dũng một lần nữa nhắc lại quan điểm của lãnh đạo Bộ Văn hoá - Thông tin là không ủng hộ dự án xây dựng khách sạn trên đồi Vọng Cảnh (TP Huế) và ý tưởng khai thác than tại khu vực di tích Yên Tử.

Ông Dũng nói: Lãnh đạo Bộ VHTT cho rằng đây là những khu vực di tích không thể xâm phạm theo quy định của Luật Di sản và mong muốn báo chí tiếp tục góp thêm tiếng nói để bảo vệ các di tích này.

Hôm qua (29/3), ông Đoàn Kiển -Tổng Giám đốc Tổng Cty Than Việt Nam đã có ý kiến bằng văn bản với báo Tiền phong khẳng định: Tổng Cty Than Việt Nam đã và sẽ tổ chức, nghiên cứu một cách minh bạch khả năng khai thác than ở vùng nhạy cảm nói trên; sẽ tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Luật Khoáng sản, Luật di sản và các văn bản quy định pháp luật khác.  

Luật Khoáng sản cũng như các luật khác chưa tạo ra hành lang pháp lý rõ ràng cụ thể, để xác định thế nào là vùng cấm. Ở giai đoạn này, người ta xác định một khu vực là không thể động vào, nhưng đến giai đoạn 10 - 20 năm sau, có thể do điều kiện đòi hỏi của sự phát triển kinh tế và những nguồn tài nguyên cần được xem xét, đặc biệt trình độ công nghệ được nâng cao, thì người ta có khả năng động vào khu vực công trình đó mà không làm ảnh hưởng.

Nguyên lý chung là như vậy, tiếc rằng ở VN chưa có nghiên cứu khoa học nào, chính vì thế chưa có hành lang pháp lý. Bởi thế, việc đưa ra ý tưởng khai thác than tại Yên Tử chưa có cơ sở luận cứ rõ ràng, gây nên những ý kiến không đồng nhất.

Cục Di sản văn hoá (Bộ VHTT) khẳng định di tích Am Dược đã bị nứt nền trong quá trình khai thác 1998 - 2000. Ai đảm bảo cho số phận của Am Dược và Am Hoa nếu ngành than nhảy vào, kể cả với công nghệ mới?

Nói chung từ 1998 trở về trước việc khai thác than rất bừa bãi và ảnh hưởng xấu đến môi trường. Chính vì nạn than thổ phỉ mà năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định lập lại trật tự ngành than. Nhưng đến năm 1998, 1999 vẫn còn nạn than thổ phỉ. Họ khai thác ngay cạnh suối, ngay cạnh Am. Đấy là chuyện lịch sử để lại.

Tôi cũng thừa nhận ngay cả các hầm lò của các công ty than cũng chưa chú ý tới môi trường và di tích.

MỚI - NÓNG