Không ai xóa sổ Nhà hát Tuổi trẻ?

Không ai xóa sổ Nhà hát Tuổi trẻ?
TP - Trong một diễn biến khác, hôm 5-5, NSND Phạm Thị Thành và NSƯT Đức Trung gửi tâm thư đến Bộ VH-TT&DL kêu gọi “Đừng xóa sổ thương hiệu của chúng tôi”.

> Bộ tạm dừng sáp nhập hai nhà hát
> Bộ nên làm rõ hơn việc sáp nhập

Còn NSND Lê Hùng bỗng nhiên bẻ ghi, không đòi sáp nhập nữa mà chỉ nâng cấp một trong hai nhà hát.

Hai nghệ sĩ cựu trào Đức Trung và Phạm Thị Thành đã phải gửi tâm thư tới Bộ Văn hóa vì vụ “suýt sáp nhập vừa qua”
Hai nghệ sĩ cựu trào Đức Trung và Phạm Thị Thành đã phải gửi tâm thư tới Bộ Văn hóa vì vụ “suýt sáp nhập" vừa qua.

Hai câu hỏi cho NSND Lê Hùng

Trước cuộc họp chi bộ sáng 7-5, một số nghệ sĩ Nhà hát Kịch VN đã biết sẽ có một văn bản được đưa ra, chỉ chờ mọi người ký vào, xoay quanh kiến nghị với cấp trên - giữ không cho Lê Hùng về hưu tháng 9 tới. Sự thể diễn ra đúng như vậy, với hình thức biểu quyết.

NSƯT Tuấn Hải phát biểu trên báo Tiền Phong ngày 7-5 muốn dành “Hai câu hỏi cho Bộ Văn hóa”. Vào ngày hôm kia, khi chưa có quyết nghị của Bộ chủ quản (tạm dừng vụ sáp nhập lại), nếu gặp được NSND Lê Hùng tôi cũng muốn hỏi anh hai câu:

-Nếu đã quyết về hưu đúng ngày đúng tháng như tuyên bố trên báo “giữ tôi lại khó lắm”, sao anh lại làm cái việc cho biểu quyết (để ở thêm 3 năm nữa) làm gì cho mang tiếng?

-Vì sao đang đấu tranh quyết liệt cho lộ trình sáp nhập của mình, mà anh lại dễ dàng ngãng ra, quay sang đòi nâng cấp riêng Nhà hát Kịch Việt Nam thành Nhà hát Kịch Quốc gia? (Việt Nam đổi thành quốc gia, hơi khôi hài); và lờ Nhà hát Tuổi trẻ mà anh từng hẹn sẽ nhiệt tình cứu nguy khỏi xu hướng xã hội hóa? Có phải, vấn đề hóa ra không hẳn là chuyện tách hay nhập?!

Cần biết, thông tin dừng sáp nhập mới chỉ được Bộ đưa ra chiều 8-5, trước đó nghệ sĩ hai nhà hát đều thấp thỏm, và Lê Hùng thì kiên định lập trường khi trả lời báo chí: “Sau khi các cuộc bầu bán đã xong, mọi việc sẽ ở đúng trật tự của nó”- có nghĩa, sáp nhập là tất yếu.

“Đừng xóa sổ thương hiệu Nhà hát Tuổi trẻ của chúng tôi”

Với tư cách lãnh đạo cũ và nghệ sĩ cựu trào của NH Tuổi trẻ, lá thư gửi Bộ VH-TT&DL ký tên NSND Phạm Thị Thành - nguyên Giám đốc NH Tuổi trẻ, NSƯT Đức Trung (nguyên Phó giám đốc NH), Trần Tiến Thuật (nguyên Giám đốc NH), Ngô Văn Thư (nguyên Phó giám đốc NH) nhằm bày tỏ ý kiến trước quyết định sáp nhập mà họ coi là “không có tình, không hợp lý” vì nhiều lẽ.

Theo bốn vị, ngoài thành quả 34 năm và những lý do khác, NH Tuổi trẻ không dễ gì bị xóa sổ, bị hợp nhất bởi: “Thủ đô các nước như Nga, Trung Quốc, Mỹ, Anh, Pháp, Đan Mạch, Thụy Điển… đều có từ 10 đến 30 nhà hát (kịch nói, trừ Bắc Kinh và thủ đô vài nước có kịch hát) - mỗi nhà hát mang một phong cách khác nhau.

Như vậy mới phong phú, có sự ganh đua và phát triển được. Ngay TPHCM cũng có trên 5 nhà hát kịch doanh thu tốt, không kể các đơn vị của Quân đội và
Công an”.

Cuối đơn, các nghệ sĩ cựu trào kêu gọi “đừng xóa sổ thương hiệu Nhà hát Tuổi trẻ mà bao thế hệ chúng tôi xây dựng được”.

Dù lãnh đạo Bộ VH-TT&DL chỉ mới tuyên bố tạm dừng qui trình sáp nhập để nghiên cứu thêm, tin rằng việc này khó xảy ra, ít nhất trong tương lai gần.

Đơn giản bởi đó là điệp vụ bất khả thi của ông Lê Hùng. Mong rằng bà Thành, ông Trung và hai đồng sự của họ có thể yên tâm.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.