Không chính kiến

Không chính kiến
TP - Không ít người lấy “im lặng là vàng” “dĩ hòa vi quý”, “chín bỏ làm mười” làm phương châm sống. Lối ứng xử này có thể phù hợp trong từng hoàn cảnh cụ thể như giải quyết mối quan hệ vợ chồng, gia đình, bè bạn.

Tuy nhiên, nếu những “công bộc của dân” mà đem cách ứng xử này vào công việc cơ quan thì thật tai hại.

Đã từ lâu, chúng ta quá quen với chuyện các  cuộc họp, đại hội, hội thảo... đều “thành công tốt đẹp”. Trong sinh hoạt chi bộ, cơ quan, chủ yếu là diễn đàn để thủ trưởng nói. Các ý kiến đóng góp, phần đa nói về điểm mạnh, điểm yếu nêu ra cho có lệ và chắc chắn lỗi này thuộc về... tập thể.

Cũng bởi thiếu chính kiến mà nhiều người không dám phát biểu, không nói hết sự thật, che giấu khuyết điểm. Hậu quả mang lại: Cơ quan, đơn vị không mạnh, thậm chí, đây là nguyên nhân để lãnh đạo thao túng, vi phạm pháp luật.

Bài học trong vụ PMU18 còn đó. Khi sự việc vỡ lở, người ta mới phát hiện ra: Đơn vị lá cờ đầu của ngành GTVT có Đảng bộ liên tục được công nhận là “trong sạch vững mạnh” thực sự là nơi vi phạm nghiêm trọng chế độ sinh hoạt Đảng, ý thức tự phê bình và phê bình của đảng viên rất kém, nhiều đảng viên biết sai nhưng không giám đấu tranh, làm rõ.

Thái độ không dám bộc lộ cái Tôi của không ít cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa học đã làm ảnh hưởng đến sự lớn mạnh của đất nước. Nước ta đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học của những giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ... nhưng bao nhiêu phần trăm trong số đó có ý nghĩa thực tiễn, áp dụng được vào cuộc sống?

Người làm luận văn, nghiên cứu khoa học phần nhiều là lựa chọn những đề tài “vô thưởng, vô phạt”, mang nặng lý thuyết, thậm chí, xa rời cuộc sống. Vì sao? Có nhiều lý do, trong đó không thể không kể đến ý thức không ham sáng tạo, thích chọn giải pháp “an toàn”. 

Quang Tùng
(Hòa Bình)

MỚI - NÓNG
Con đường hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn
Con đường hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn
TPO - Triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại" giới thiệu khoảng 100 tài liệu, hình ảnh có nội dung cô đọng, ấn tượng nhất về sự ra đời của “tuyến lửa” Trường Sơn - nơi luôn rung chuyển, bị cày xới và hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn, chất độc hóa học của kẻ thù.