“Kitchen” khởi đầu hội chứng “cuồng Banana”

“Kitchen” khởi đầu hội chứng “cuồng Banana”
TP - Có một thế hệ nhà văn Nhật tiếng tăm lừng lẫy sinh ra sau cuộc Đại chiến II. Họ làm nên sự khởi sắc của văn học Nhật hiện đại, được các nhà phê bình gọi là trào lưu J-literature, với ba đại diện hấp dẫn nhất: “Hai Murakami và một Banana”.
“Kitchen” khởi đầu hội chứng “cuồng Banana” ảnh 1

Hai Murakami là: Haruki Murakami và Ryu Murakami, còn Banana chính là Banana Yoshimoto với một cuốn best-seller gối đầu giường của cả một thế hệ thanh niên Nhật, dưới cái tên phổ biến: Kitchen. 

Kitchen là câu chuyện về sự tìm kiếm và thẩm thấu tình yêu thương của Mikage Sakurai, một cô gái Nhật bản lẻ loi trên cõi đời sau cái chết của bà, người thân duy nhất.

Món quà mà cô có được từ cuộc đời, là một gia đình kỳ lạ kia, nơi có cậu con trai dịu dàng tinh tế và một bà mẹ là do người cha cậu cải giới thành. Sự đồng cảm đã từ đó mà nảy nở, khiến những người trẻ tuổi có thể bên nhau vượt qua nỗi cô độc mênh mông và cái chết ám ảnh.

Tất cả đã được Banana thể hiện bằng một thứ ngôn ngữ tối giản, vừa bình dị vừa đẹp đẽ đầy chất thơ, nhờ đó sự mẫn cảm của tâm hồn Nhật đã hiện lên thật rõ.

Dù ngắn ngủi, chỉ hơn một trăm trang sách, Kitchen được ví như một viên kẹo được làm từ những chất liệu tinh tế. Lớp ngoài của nó là một thứ văn xuôi thẳng thắn, đời thường, dí dỏm. Nhưng tận trong sâu xa, đó là cái nhìn đầy tình cảm vào tâm lý con người, cùng sự cảm động trước vạn vật mà đã bao lần người ta được chứng kiến trong văn chương Nhật cổ điển.

Bởi vậy, không phải là điều gì quá khó hiểu khi năm 1987, cuốn sách này ra đời, đã trở thành một hiện tượng văn học hiếm có, khởi đầu hội chứng “cuồng Banana” (Bananmania) khắp trong giới thanh nhiên Nhật.

Sau này, Banana viết một loạt tác phẩm khác cũng vô cùng được yêu thích như: Vĩnh biệt Tugumi, Armrita, N.P.... nhưng cái tên Kitchen đã gắn liền với tên tuổi cô như một dấu ấn không thể nào quên, trở thành một thương hiệu riêng cho chính tác phẩm. 

Đọc Kitchen, để một lần lắng mình mà bước vào khu vườn đó, nơi độc giả có thể cảm nhận những sợi dây vi tế của cảm giác, tình cảm đã nâng đỡ tâm hồn ta ra sao trong một thế giới vô tình và đầy biến động.    

Minh Thảo

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.