Kỷ lục người bán gạo

Kỷ lục người bán gạo
TP - Kỷ lục cao nhất về giá tranh Việt Nam tại cuộc đấu giá quốc tế mới đây tại Hồng Kông, bức tranh lụa “Người bán gạo” (La Marchand de Riz) của họa sĩ gạo cội Nguyễn Phan Chánh được mua với giá 390 ngàn đô la Mỹ (8 tỷ đồng Việt).

> Tranh của danh họa Việt Nam lập kỷ lục giá 8 tỷ đồng
> Chuyện danh họa Nguyễn Phan Chánh và "cô gái nhảy dây"

Thời buổi thóc cao gạo kém, được giá ấy cho “Người bán gạo”, hẳn nhiên là một sự kiện. Nhưng cũng khá oái ăm, tác phẩm của danh họa Việt Nam vẽ từ năm 1932 này (thuộc sở hữu của một người Anh), giá hô khởi điểm chỉ là…75 đô la Mỹ! Câu chuyện chỉ thay đổi khi các chuyên gia nhận ra chữ ký bằng ký tự Latin của tác giả sau mặt bức tranh, cũng như khung tranh được đóng bởi chính nhà Gardin (Paris) và từng trưng bày tại Napoli (Ý) năm 1934.

Người mua sau đó bộc bạch với báo chí, rằng ông không hề mua “hớ”, và vợ chồng ông dự định “treo nó ở phòng ngủ”.

Tác phẩm của bậc thầy hội họa Việt Nam với vị trí, giá cả như vậy đã xứng đáng chưa? Nếu so với bức tranh, đúng hơn là bức “ảnh” chụp cái chai Coca-Cola lớn màu đen của một họa sĩ Mỹ được bán với giá trên 35 triệu USD. Mới hiểu sự “điên khùng” của thị trường tranh pháo thế giới cũng như thẩm mỹ “đáng sợ” của con người hiện đại. Nhưng thôi, không khéo lại sa vào cãi vã muôn thuở, kiểu “Thế mà là nghệ thuật ư ?”.

Vấn đề là liệu có họa sĩ hiện đại nào xứ mình xô đổ được kỷ lục của “Người bán gạo”? Người Việt đang đứng thứ nhì về giá tranh trên thị trường thế giới hiện nay- cố họa sĩ Lê Phổ, thì bất cứ tranh nào giá cũng cực cao, khó ai vượt mặt. Và cũng giống Nguyễn Phan Chánh, cả hai đều xuất thân từ “lò” Mỹ thuật Đông Dương từ cách đây cả thế kỷ.

Hôm trước, nói tại Tam Đảo trong hội nghị lý luận phê bình văn học, nhà thơ Vũ Quần Phương cho rằng nên “thu bớt” lượng giải thưởng Nhà nước và giải Hồ Chí Minh, vì nhìn vào thành tựu văn học hôm nay, “lấy đâu ra mà tặng mãi”!

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG