“Lá phổi xanh Sơn Trà bị ung thư thì ta thở bằng gì”

Bộ VHTTDL và UBND TP. Đà Nẵng tổ chức toạ đàm lấy ý kiến về phát triển du lịch bền vững ở Sơn Trà. Ảnh: Nguyên Khánh
Bộ VHTTDL và UBND TP. Đà Nẵng tổ chức toạ đàm lấy ý kiến về phát triển du lịch bền vững ở Sơn Trà. Ảnh: Nguyên Khánh
TPO - Đó là ý kiến của ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch thành phố Đà Nẵng trong toạ đàm “Phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch quốc gia Sơn Trà”, do Bộ VHTTDL và UBND TP. Đà Nẵng tổ chức sáng 30/5 tại Bộ VHTTDL.

Tọa đàm có sự tham gia chủ trì của Thứ trưởng Bộ VHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng và ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Du lịch. Cuộc này được tổ chức sau ý kiến chỉ đạo của Chính phủ về việc lắng nghe ý kiến các nhà khoa học, xem xét lại việc thực hiện quy hoạch khu du lịch quốc gia bán đảo Sơn Trà. Sau sự kiện này, Bộ tiếp tục mở toạ đàm ở Đà Nẵng để nghe thêm ý kiến.

Ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng: Giữ Sơn Trà là giữ báu vật thiêng liêng của Đà Nẵng

Ông Vinh là người gửi kiến nghị lên UBND thành phố Đà Nẵng và các cấp cao hơn về mối lo ngại của bản quy hoạch khu du lịch quốc gia Sơn Trà “mở đường cho các doanh nghiệp phá rừng xây dựng khách sạn bê tông hóa Sơn Trà”.

“Lá phổi xanh Sơn Trà bị ung thư thì ta thở bằng gì” ảnh 1 Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng tiếp tục kiến nghị về điều chỉnh quy hoạch Sơn Trà. Ảnh: Nguyên Khánh
“Sơn Trà có ba điều hết sức quan trọng được xem như báu vật: Bán đảo Sơn Trà là khu đa dạng sinh học của Đà Nẵng; Sơn Trà là mắt thần của an ninh quốc phòng; Sơn Trà là rừng nguyên sinh duy nhất còn lại của Đà Nẵng, của Việt Nam. Đặc biệt loài động vật voọc Chà Vá được gọi là nữ hoàng linh trưởng của thế giới và sách đỏ ghi rằng đó là loài động vật nguy cấp phải bảo vệ vô điều kiện”, ông Huỳnh Tấn Vinh nói. Góp ý về các dự án đang triển khai, đã được phê duyệt tại Sơn Trà ông Vinh cho rằng, trước mắt phải bàn vấn đề bảo tồn hơn là khai thác. “Nếu chúng ta chọn phương án hài hoà, số lượng dịch vụ du lịch sẽ tăng rất nhanh, và thu nhập không chỉ rơi vào một túi ai đó mà rơi vào cộng đồng dân cư, cải thiện đời sống của người dân Đà Nẵng”, ông nói thêm.

Trong phương án phát triển bán đảo Sơn Trà như một nơi tham quan giải trí, đòi hỏi quy định nghiêm ngặt đối với khách tham quan như hạn chế phương tiện cơ giới, không gây ồn ào và không phá huỷ thiên nhiên để tạo sức hút du lịch. Về điều này, ông Vinh cho rằng như thế không nhất thiết xây dựng tràn lan cơ sở lưu trú vì khách hoàn toàn có thể về Đà Nẵng nghỉ không cần ở lại Sơn Trà. “Hiện nay Đà Nẵng có hơn 30 nghìn phòng trong khi khách du lịch tới Đà Nẵng năm 2016 khoảng 5,5 triệu lượt. Với số lượng này cần 20 triệu lượt người để phủ đầy, như thế hà cớ gì phải phá rừng ở bán đảo Sơn Trà để xây dựng thêm khách sạn trên đó”, ông Vinh đặt câu hỏi.

Bán đảo Sơn Trà có những cảnh quan thiên nhiên rất đẹp, độc đáo, như có cây đa tám trăm năm, có dải san hô được tạo thành từ hàng nghìn năm cũng như hệ sinh thái đa dạng. “Sơn Trà là lá phối xanh của Đà Nẵng, mỗi ngày sản sinh ra oxy nuôi dưỡng hàng triệu người dân. Vậy nếu chúng ta khiến lá phổi ấy bị ung thư thì thở bằng gì”, ông nói. Ông cũng cho rằng việc giữ gìn Sơn Trà chính là cách bảo vệ báu vật cho thế hệ mai sau.

KTS. Nguyễn Tấn Vạn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam: Chính quyền địa phương lệ thuộc các nhà đầu tư

Ông Vạn nhắc lại thực trạng nhiều địa phương thay đổi cảnh quan thiên nhiên quá lớn, thậm chí một cách thô bạo từ Bắc vào Nam như Hạ Long, Đà Nẵng, Khánh Hoà. “Chúng ta cần thống nhất cảnh quan Sơn Trà tuyệt vời, không phải đô thị nào cũng có, cho nên vừa bảo vệ vừa sử dụng là điều đương nhiên. Đất nước chúng ta có nhiều khu du lịch tuyệt vời mà không cần san ủi, chặt cây. Không nên cấm xây dựng ở Sơn Trà nhưng thực trạng hiện nay đang san ủi quá nhiều gây phản cảm. Hiện nay rất nhiều chính quyền địa phương lệ thuộc các nhà đầu tư, có thái độ quản lý dự án không rõ ràng: Nhà đầu tư muốn làm đến đâu do họ, có khi họ làm cho cảnh quan đẹp hơn nhưng có khi tàn phá nhiều hơn”, KTS. Nguyễn Tấn Vạn nói.

KTS. Nguyễn Tấn Vạn cho rằng không bảo thủ quan điểm chỉ bảo tồn mà không khai thác Sơn Trà, tuy nhiên điều quan trọng nhất là cần xem lại dự án. “Các dự án hiện này không phản ánh được bản chất quy hoạch. Chúng ta cần xem lại quy mô công trình, nghìn biệt thự khổng lồ là hỏng. Ta phải xây dựng len lỏi trong rừng, lẩn trong rừng, chứ tôi lên Sơn Trà thấy nhiều dự án san ủi quá nhiều. Chúng ta cần nhà quản lý tốt nhưng cũng cần nhà đầu tư thông minh”, ông nói.

Ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam: Chỉ cần thực hiện đúng quy hoạch cũng tốt lắm rồi

Đồng tình với quan điểm của KTS. Nguyễn Tấn Vạn, ông Vũ Thế Bình cho rằng cái gốc nằm ở các dự án. “May mắn có giai đoạn giá đất suy thoái, không thì Sơn Trà cũng sạch rồi. Chúng ta không nên bàn quá nhiều mà hãy thực hiện các điều quy hoạch đưa ra cũng quá tốt rồi. Chúng ta có 25 dự án, 18 được phê duyệt nay cần đặt vấn đề xem xét lại chọn các dự án một cách nghiêm túc. Vừa rồi dự án bãi biển Tiên Sa tàn phá gây bức xúc vì tàn phá biển, cho nên quy hoạch tầm vóc cần thiết để ngăn chặn điều đó”, ông Bình nói.

“Lá phổi xanh Sơn Trà bị ung thư thì ta thở bằng gì” ảnh 2  Ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam kiến nghị xem xét lại các dự án đã được phê duyệt và đang thực hiện. Ảnh: Nguyên Khánh
Ông nói vui rằng chiến đấu với nhà đầu tư khó hơn chiến đấu với giặc, Đà Nẵng rất dũng cảm khi quyết định giảm từ hơn 5000 phòng xuống 1.600 phòng. “Bây giờ vấn đề là thực hiện quy hoạch thế nào. Muốn đảm bảo du lịch phát triển bền vững, Đà Nẵng phải có quy định chặt chẽ kèm theo, đặc biệt quy định môi trường. Chúng ta hãy chọn nơi nào môi trường không bị tổn thương nhiều nhất, nếu anh không đầu tư thì mời đi chỗ khác. Tại sao cứ nhè chỗ cây cối xanh um, mặt nước nhiều để xây dựng. Phải nhìn cái lợi tổng thể”, ông Bình đề xuất.
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.