Lê Cát Trọng Lý không chỉ 'Vui'

Lê Cát Trọng Lý “Vui” với khán giả quê nhà. Ảnh: Maika Elan
Lê Cát Trọng Lý “Vui” với khán giả quê nhà. Ảnh: Maika Elan
TP - Tối thứ bảy (24-9) dầm dề mưa gió, nhưng chuyến du ca 'Lê Cát Trọng Lý - Vui' có cái kết đẹp như mơ trước hàng ngàn khán giả quê nhà (Đà Nẵng) của ca sĩ. Nếu dùng một từ để diễn tả sức hút của cô gái 24 tuổi này, có thể nói: Khác biệt!

> Cao thủ guitar bass U70 bị cô nàng 8x mê hoặc

Lê Cát Trọng Lý “Vui” với khán giả quê nhà. Ảnh: Maika Elan
Lê Cát Trọng Lý “Vui” với khán giả quê nhà. Ảnh: Maika Elan.
 

Khác về mỹ cảm

Từng có nhiều phân tích cho thấy Lý đã chọn lối đi riêng, giữa bối cảnh ca khúc và cách trình diễn của nhạc Việt đang có quá nhiều vấn đề. Nếu phân tích từng góc độ, Lý hát chưa thật hay, chơi nhạc chưa thật giỏi, ca từ chưa thật sắc, vóc dáng chẳng hot.

Nhưng khi tổng hòa các yếu tố ấy lại, người nghe/xem thấy trong ấy sự quyến rũ vừa vặn. Mà trên hết, là khả năng tạo ra một khí quyển đầy mỹ cảm. Và phải chăng, các yếu tố mà mà khán giả thường nhìn thấy ở Lý là khác, lạ, ngộ- cũng do khả năng tạo mỹ cảm này.

Khác về xuất phát điểm

19 tuổi, Lê Cát Trọng Lý viết những bài ca, trong đó nhiều câu gây cảm giác phiêu bồng, lãng du: “Chân ta đi hôn mặt đất nồng ấm/ Tim ta say yêu con gió lang thang”. Không nghe trực tiếp, nhưng qua bạn bè, gia đình Lý thì biết rằng năm 13-14 tuổi gì đó, cô bé đã hát lên nhiều bài ca như thế, hát để mà chơi, để mà say, để vui. Hát nhưng không nghĩ mình đang hát. Hát vì “Này ta yên, ta nghe bên ta thì thầm”.

22 tuổi, đã thấy những câu: “Biết tươi đẹp, biết nô đùa, lầm than/ Trần lao, biết sinh diệt, biết đi tìm trời cao”. Nay, 24 tuổi, trên lối đi của mình, vì nghe “tiếng người than, tiếng người vui”, Lê Cát Trọng Lý bắt đầu kể: “Thế hệ tôi, phút chốc vui, phút chốc buồn/ cười một mình, và khóc cũng một mình/ thừa nhiệt tình, thiếu niềm tin/ giàu hi vọng, nghèo hoài bão”.

Lý cũng khá dũng cảm khi dùng rất nhiều từ ngữ đặc thù của Quảng Nam, ví dụ ca khúc Thu lu. Thậm chí còn dùng các câu thần chú để cầu bình an, hoan lạc cho mọi người, ví dụ ca khúc Chuyến xe. Hay dùng một bài thơ nổi tiếng của Tây Tạng để viết ca khúc Bài thơ Tây Tạng.

Nghe Lý hát Bài thơ Tây Tạng, có thể nghĩ đến một ngôi sao nổi tiếng của Trung Quốc là Sa Ding Ding (Tát Đỉnh Đỉnh) - người phục hồi nhiều bài ca và câu kinh xưa của Mông Cổ, Tây Tạng, Ấn Độ.

Có thể đơn cử ca khúc Alive (Vạn vật sinh), rất nổi tiếng trên mạng. Cái cách Lý pha trộn khúc thức, điệu thức của phương Tây vào tư tưởng và triết lý của Việt Nam, Đông phương - một xu thế của âm nhạc new age - dễ gây liên tưởng bậc thầy pha trộn là nữ nhạc sĩ - ca sĩ Joan Baez (sinh 1941) của Mỹ.

Sau chuyến du ca này, Lý và ban nhạc dự định làm chuyến “đi bụi” dọc đường Trường Sơn ra Bắc và sẽ có vài đêm diễn tại Hà Nội vào giữa tháng 10. Sau đó nữa, có thể dành 2-3 năm sang Canada học về âm nhạc, rồi du hành vài nơi, trước khi trở về ca hát ở quê nhà.

Cho nên, chuyến du ca Lê Cát Trọng Lý - Vui vừa có tính tri ân khán giả trong 5-7 năm qua, vừa mở ra một giai đoạn mới, mà ai cũng hi vọng nơi Lý: Cận nhân tình hơn.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.